Cùng thương hiệu thời trang cao cấp Aristino xem tuổi xông nhà 2024 chi tiết để có thể xông đất đầu năm, mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ
Cách xem tuổi xông nhà 2024 mang lại may mắn cho gia chủ
Dưới đây là bảng xem tuổi xông nhà 2024 theo từng con giáp và dựa trên Tam hợp, Lục hợp với tuổi của gia chủ:
Trong năm Giáp Thìn 2024, gia chủ tuổi Giáp Thìn cũng không nên chọn các tuổi người xông đất sau để tránh mất tài lộc và không được thuận lợi trong làm ăn, kinh doanh vào năm mới: Mậu Tuất 1958, Giáp Thìn 1964, Ất Dậu 1945, Mậu Ngọ 1978, Đinh Mão 1987, Nhâm Dần 1962 (Xấu), Giáp Ngọ 1954 (Xấu), Bính Ngọ 1966 (Xấu), Tân Hợi 1971 (Xấu), Giáp Dần 1974 (Xấu).
Chọn người có sức khỏe và đạo đức tốt
Theo quy luật xem tuổi xông nhà, gia chủ nên chọn những ai có sức khỏe tốt, tính tình vui vẻ, hòa đồng thì mới mang lại bầu không khí tích cực ngay ngày đầu năm. Dân gian cho rằng, ngày đầu năm nhà nào nở rộ tiếng cười, vui vẻ sẽ được hòa thuận, thu hút tài lộc, vận khí, may mắn trong suốt một năm đó.
Những mệnh xông đất vào đầu năm mang đến tài vận cho gia chủ
Khi chọn người xông nhà, ngoài việc xem tuổi, gia chủ còn chọn người hợp mệnh để tối ưu hóa năng lượng tích cực của ngôi nhà. Như đã nói, gia chủ cần chọn người có mệnh tương sinh với mình theo quy luật tương sinh - tương khắc của Ngũ hành.
Nguyên tắc tương sinh - tương khắc trong Ngũ hành
Dưới đây là các mệnh tương sinh giữa gia chủ và người xông đất đầu năm:
Chọn người hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ và hợp năm Giáp Thìn
Theo tử vi, phong thủy được xác định như sau:
Thuyết Ngũ hành: Chọn người xông nhà/xông đất tương sinh với mệnh của mình theo quy luật: Mộc - Hỏa, Hỏa - Thổ, Thổ - Kim - Kim - Thủy - Thủy - Mộc. Nếu gia chủ mệnh Hỏa thì nên chọn người xông đất thuộc mệnh Thổ theo quy luật tương sinh để mang đến nhiều may mắn trong năm mới.
Theo Thiên can: Mang đến sự tương hỗ, thuận hòa cho gia chủ. Do đó, gia chủ nên chọn người xông đất có Thiên can tương sinh với Thiên can của mình. Các Thiên can tương sinh gồm có: Giáp Mộc – Bính Hỏa, Ất Mộc – Đinh Hỏa, Bính Hỏa – Mậu Thổ, Đinh Hỏa – Kỷ Thổ, Mậu Thổ – Canh Kim, Kỷ Thổ – Tân Kim, Canh Kim – Nhâm Thuỷ, Tân Kim – Quý Thuỷ, Nhâm Thuỷ – Giáp Mộc, Quý Thuỷ – Giáp Mộc, Quý Thuỷ – Ất Mộc.
Theo Địa chi: Tương tự như Ngũ hành và Thiên can, gia chủ nên chọn người xông đất hợp với Địa chi của mình theo bộ nhị hợp: Dần – Hợi, Sửu – Tý, Tuất – Mão, Tỵ – Thân, Dậu – Thìn, Ngọ – Mùi. Các cặp địa chi theo bộ tam hợp gồm: Dần – Ngọ – Thân, Thân – Tý – Thìn, Tỵ – Dậu – Sửu, Hợi – Mão – Mùi.
Nguyên tắc chọn người xông đất năm 2024
Để chọn người xông đất năm 2024 mang đến tài vận, may mắn, hòa thuận cho gia đình gia chủ cả năm Giáp Thìn thì bạn hãy dựa vào các nguyên tắc dưới đây:
Không chọn người đang ở cữ hay chịu tang
Theo quan niệm của ông cha ta thời xa xưa, những ai đang chịu tang hoặc đang ở cữ thì không nên xông đất người khác. Rất đơn giản, trong hoàn cảnh đó, năng lượng của họ không tốt nên nếu xông nhà đầu năm sẽ khiến gia chủ gặp điều không may mắn.
Vì sao cần xem tuổi xông nhà năm 2024?
Xông nhà là một nét đẹp truyền thống của dân tộc ta vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hành động này như một lời chúc phúc và gắn kết tình cảm của người với người, kết nối giữa gia đình này với gia đình khác trong dòng họ. Ngay từ thuở xa xưa, người Việt đã có quan niệm cần phải chọn người xông đất phù hợp - tức người đầu tiên đến thăm nhà vào ngày đầu năm nhằm đạt được may mắn, thành công suốt cả năm.
Việc chọn người xông đất không chỉ dựa vào tuổi có hợp với gia chủ hay không mà còn liên quan đến mệnh trong Ngũ hành. Ngoài tuổi tác, gia chủ và người xông đất cần phải có sự hòa hợp về mệnh để tạo ra không khí tích cực, tốt lành cho cả gia đình trong một năm.
Vào thời đại ngày nay, dù con người đang theo lối sống hiện đại nhưng văn hóa xông đất vẫn được duy trì, thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Đây không chỉ là dịp để các thế hệ gia đình kết nối nhau, thể hiện tình làng nghĩa xóm với nhau mà còn là lòng tri ân, chia sẻ niềm vui trong ngày lễ quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Vì vậy, việc chọn người xông đất chính là nghi lễ trang trọng, gắn kết tình cảm gia đình của mỗi con người.
Người xông đất cần hợp mệnh, hợp tuổi và hợp hướng đất với gia chủ
Vậy, người xông đất như thế nào là phù hợp? Không chỉ hợp tuổi, hợp mệnh mà người được chọn xông nhà còn cần có phẩm chất tích cực. Gia chủ nên ưu tiên chọn những ai tốt vía, tính tình lạc quan, khỏe mạnh, sự nghiệp thành công để mang đến những điều tốt đẹp, may mắn và phú quý cho cả gia đình. Nếu gia đình đang trong quá trình để tang thì nên kiêng đến nhà người khác vào ngày đầu năm để tránh mang đến điều tiêu cực, xui rủi, vận xấu trong năm mới.
Theo phong thủy, việc chọn người xông nhà cần tuân theo nguyên tắc Ngũ hành, Thiên can, Địa chi để đảm bảo sự hài hòa, cân bằng năng lượng trong nhà. Dưới đây là một số nguyên tắc trong việc xem tuổi xông nhà vào ngày đầu năm:
Ngũ hành tương sinh: Người xông đất cần có mệnh tương sinh với mệnh gia chủ, chẳng hạn như người xông đất mệnh Thủy - gia chủ mệnh Mộc (Thủy sinh Mộc) hoặc người xông mệnh Mộc - gia chủ mệnh Hỏa (Mộc sinh Hỏa),... Điều này sẽ mang đến các điều tích cực, tốt lành cho gia chủ.
Thiên can tương sinh: Xem xét về Thiên can khi chọn người xông nhà cũng mang lại cho gia chủ những điều tích cực. Nếu Thiên can của người xông tương sinh với gia chủ sẽ mang lại sự tương hỗ, hòa thuận.
Địa chi tương sinh: Người xông nhà cần có địa chi tương sinh với địa chi của gia chủ, chẳng hạn như nhà của gia đình ở hướng Tây Nam thì địa chỉ của người xông phải có liên kết tích cực với hướng này.
Tương sinh với năm xông nhà: Đây cũng là nguyên tắc quan trọng để xem xét đến nguyên tắc Ngũ hành, Thiên can, Địa chỉ nhằm đảm bảo sự hài hòa cho người xông.
Theo phong thủy, các nguyên tắc chọn người xông nhà kể trên là một cách để thu hút, duy trì năng lượng tích cực trong mỗi ngôi nhà, góp phần gia tăng thịnh vượng, may mắn, tài lộc của gia chủ. Dù vậy, đây chỉ là một khía cạnh phong thủy và không phải là toàn bộ những yếu tố tác động đến đời sống, sự nghiệp, công danh của gia chủ trong một năm. Do đó, chúng ta chỉ nên tham khảo và không quá cứng nhắc, to tiếng trong năm mới để tránh mang đến bầu không khí bất hòa, cãi vã mà mất đi mối quan hệ tình thân, tình làng nghĩa xóm.
Người xông đất phù hợp sẽ mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng cả năm cho gia chủ
Chọn người có sự nghiệp phát triển hoặc ổn định, đạt được thành công
Nếu muốn năm mới sự nghiệp hanh thông, công thành danh toại, tài lộc vượng phát, địa vị thăng hoa, gia chủ nên chọn người có công việc ổn định, thu nhập cao, thành công và có nhiều cơ hội thăng tiến. Bên cạnh đó, gia chủ còn cần tìm người có tinh thần cầu tiến, luôn nỗ lực đạt mục tiêu và có nhiều đồng nghiệp, bạn bè, mối quan hệ rộng rãi ở nhiều lĩnh vực cũng như khả năng giao tiếp tốt.
Một số câu hỏi thường gặp khi xem tuổi xông nhà
Thời điểm tốt nhất để xông đất chính là giây phút đầu tiên đồng hồ điểm sang năm mới hoặc sau giao thừa vào buổi sáng, trước 12 giờ trưa và phải được thực hiện ngay mùng 1 Tết Âm lịch. Đây là thời điểm giúp gia chủ có nhiều may mắn, vận tốt trong năm mới.
Hãy chọn các thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp có năng lượng tích cực, lối sống tốt và mạnh khỏe.
3. Nữ giới có xông nhà được không?
Theo phong thủy, phụ nữ mang tính âm, đàn ông mang tính dương nên việc xông đất đầu năm nên để đàn ông thực hiện, giúp gia chủ may mắn, thịnh vượng hơn. Vì vậy, từ trước đến nay, người ta vẫn ưu tiên nam giới hơn. Nếu cả gia đình cùng xông đất người khác thì đàn ông nên bước chân vào cổng trước.
4. Gia chủ có thể tự xông đất không?
Gia chủ hoàn toàn có thể tự xông đất nhà mình. Để thực hiện điều này, trước thời điểm giao thừa, gia chủ nên đến miếu, đình, chùa,... để hái lộc đầu năm, sau đó quay về nhà và mang theo cành lộc phú quý, bình an. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể chúc Tết người thân bằng các câu chúc ý nghĩa.
Năm mới, người xông đất không nên mặc trang phục đen hoặc trắng bởi đây là hai tone màu thể hiện sự tang thương, xui xẻo. Nên mặc các bộ trang phục có màu đỏ, vàng hoặc xanh dương để thể hiện một năm tích cực, may mắn, lạc quan.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết được cách xem tuổi xông nhà để từ đó, lựa chọn người xông đất phù hợp, mang đến tài lộc, vận may cho một năm trọn vẹn, no đầy.
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 16/1999/QH10 VỀ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Để xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 2. Vị trí, chức năng của sĩ quan Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 4. Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.
Điều 5. Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;
3. Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Điều 6. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan
1. Sĩ quan có quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật này.
2. Sĩ quan được Nhà nước bảo đảm về chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
Điều 7. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngạch sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái.
2. Sĩ quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.
3. Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.
Sĩ quan chỉ huy, tham mưu là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự.
Sĩ quan chính trị là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.
Sĩ quan hậu cần là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất cho sinh hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội.
Sĩ quan kỹ thuật là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị.
Phong cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định trao cấp bậc quân hàm cho người trở thành sĩ quan.
Thăng cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định đề bạt sĩ quan lên cấp bậc quân hàm cao hơn.
Giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định hạ cấp bậc quân hàm hiện tại của sĩ quan xuống cấp bậc quân hàm thấp hơn.
Tước quân hàm sĩ quan là quyết định huỷ bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân.
Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ là sĩ quan chuyển ra ngoài quân đội.
Chuyển ngạch sĩ quan là chuyển sĩ quan từ ngạch sĩ quan tại ngũ sang ngạch sĩ quan dự bị hoặc ngược lại.
Giải ngạch sĩ quan dự bị là chuyển ra khỏi ngạch sĩ quan dự bị.
Điều 8. Ngạch sĩ quan Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
Điều 9. Nhóm ngành sĩ quan Sĩ quan gồm các nhóm ngành sau đây:
Điều 10. Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
1. Cấp Uý có bốn bậc: Thiếu uý; Trung uý; Thượng uý; Đại uý.
2. Cấp Tá có bốn bậc: Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá; Đại tá.
3. Cấp Tướng có bốn bậc: Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng.
Điều 12. Tiêu chuẩn của sĩ quan
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
Điều 14. Trách nhiệm xây dựng đội ngũ sĩ quan Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng đội ngũ sĩ quan.
CHƯƠNG II QUÂN HÀM, CHỨC VỤ SĨ QUAN
Điều 20. Mức thăng, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan Việc thăng hoặc giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan mỗi lần chỉ được một bậc; trường hợp đặc biệt mới thăng hoặc giáng nhiều bậc.
Điều 21. Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan
1. Sĩ quan được bổ nhiệm chức vụ khi có nhu cầu biên chế và đủ tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đảm nhiệm.
2. Việc miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây :
a) Khi thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ sĩ quan đang đảm nhiệm;
b) Sĩ quan không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại;
c) Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này mà không được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ.
3. Sĩ quan có thể được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ có quy định cấp bậc quân hàm cao nhất thấp hơn cấp bậc quân hàm hiện tại trong những trường hợp sau đây:
a) Tăng cường cho nhiệm vụ đặc biệt;
c) Điều chỉnh để phù hợp với năng lực, sức khoẻ của sĩ quan.
Điều 22. Quan hệ cấp bậc, chức vụ của sĩ quan Sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan có cấp bậc quân hàm thấp hơn; trường hợp sĩ quan có chức vụ cao hơn nhưng có cấp bậc quân hàm bằng hoặc thấp hơn cấp bậc quân hàm của sĩ quan thuộc quyền thì sĩ quan có chức vụ cao hơn là cấp trên.
Điều 23. Quyền tạm đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan trong trường hợp khẩn cấp Trường hợp khẩn cấp mà sĩ quan thuộc quyền không chấp hành mệnh lệnh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sĩ quan có chức vụ từ Trung đoàn trưởng trở lên được quyền tạm đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan đó và chỉ định người thay thế tạm thời, đồng thời phải báo cáo ngay cấp trên trực tiếp.
Điều 24. Biệt phái sĩ quan Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, sĩ quan tại ngũ được biệt phái đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, do cấp có thẩm quyền quyết định.
CHƯƠNG III NGHĨA VỤ,TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN
Điều 26. Nghĩa vụ của sĩ quan Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
2. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
4. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
5. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Điều 27. Trách nhiệm của sĩ quan Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
2. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
3. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Điều 28. Những việc sĩ quan không được làm Sĩ quan không được làm những việc trái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
Điều 30. Đào tạo, bồi dưỡng đối với sĩ quan
1. Sĩ quan được Đảng và Nhà nước chăm lo, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển tài năng.
2. Sĩ quan được đào tạo, bồi dưỡng tại các trường trong và ngoài quân đội theo yêu cầu công tác.
Điều 32. Chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được nghỉ những ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động và nghỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 34. Sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng Khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, nếu sĩ quan có đủ điều kiện thì được xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng và được hưởng mức lương không thấp hơn khi còn là sĩ quan.
Điều 36. Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan Sĩ quan được nghỉ hưu khi:
1. Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;
Điều 39. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
1. Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
2. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;
3. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
Điều 41. Bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị Việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như sau:
2. Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng;
4. Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
Điều 42. Trách nhiệm của sĩ quan dự bị Sĩ quan dự bị có trách nhiệm sau đây:
1. Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên;
2. Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
3. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên;
4. Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.
Điều 43. Quyền lợi của sĩ quan dự bị Sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:
1. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định;
2. Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.
CHƯƠNG V QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SĨ QUAN
Điều 45. Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan bao gồm:
1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sĩ quan;
2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ sĩ quan;
3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng sĩ quan; chính sách, chế độ đối với đội ngũ sĩ quan;
4. Chỉ đạo, tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với sĩ quan và việc thi hành các quy định của Luật này.
Điều 46. Trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; đào tạo, cung cấp cho quân đội những cán bộ phù hợp với yêu cầu quân sự; ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm cho sĩ quan đã hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, có đủ điều kiện chuyển ngành theo kế hoạch của Chính phủ; bảo đảm điều kiện để thực hiện chính sách, chế độ đối với sĩ quan tại ngũ, sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và gia đình sĩ quan.
Điều 47. Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp Chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Giáo dục hướng nghiệp, tạo nguồn đào tạo sĩ quan trong thanh niên;
2. Ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm đối với sĩ quan chuyển ngành, phục viên;
3. Đăng ký, quản lý, tạo điều kiện để sĩ quan dự bị hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
CHƯƠNG VI KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 48. Khen thưởng Sĩ quan có thành tích trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác; cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật này thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
1. Sĩ quan vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo Điều lệnh quản lý bộ đội, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan tạm thời không được mang quân hàm khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; sĩ quan bị phạt tù thì đương nhiên bị tước quân hàm khi bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 50. Hiệu lực thi hành Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000. Luật này thay thế Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 30 tháng 12 năm 1981 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1990. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 51. Quy định thi hành Luật Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999.