Mất Răng Hàm Có Bị Lệch Mặt Không

Mất Răng Hàm Có Bị Lệch Mặt Không

Học răng hàm mặt có khó không? Nên học đa khoa hay học răng hàm mặt?… Ngành y đa khoa và bác sĩ răng hàm mặt được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm những thông tin để giải đáp thắc mắc ở trên. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Mức lương bác sĩ răng hàm mặt mới ra trường

Về mức lương, thì đây là một ngành nghề tiềm năng nên đồng nghĩa với việc tỉ lệ cạnh trang cũng sẽ rất cao. Do các nhu cầu về chăm sóc riêng miệng ngày một được ưu tiên, nên tốc độ xây dựng, mở phòng khám, bệnh viện chuyên về răng hàm mặt tăng vọt.

+ Mức lương thấp nhất hiện nay của bác sĩ răng hàm mặt hiện nay đối với bác sĩ răng hàm mặt mới ra trường chưa có kinh nghiệm là: 8 triệu đồng/tháng/

+ Mức lương trung bình của bác sĩ răng hàm mặt hiện là: 18 triệu đồng/tháng.

+ Mức lương cao nhất bác sĩ răng hàm mặt hiện là: 25 triệu đồng/tháng

Đây không hẳn là mức lương cố định của, bởi thu nhập của bác sĩ răng hàm mặt còn có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau:

Về kinh nghiệm: Nếu bạn có kinh nghiệm cao đồng nghĩa với mức lương cũng sẽ cao. Đối với sinh viên mới ra trường, thực tập sinh không có kinh nghiệm đương nhiên sẽ có thu nhập thấp hơn. Rất nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân răng hàm mặt hiện nay tuyển bác sĩ có kinh nghiệm, khi đó dường như họ mới có đủ trình độ và kỹ năng để đảm bảo toàn bộ công việc. Chính vì vậy mà mức lương cao – thấp trong ngành có sự chênh lệch khá lớn.

Quy mô của bệnh viện, phòng khám: Tùy vào quy mô lớn hay nhỏ, mà mức lương cũng sẽ tương đối khác nhau. Tại những thành phố lớn, có mức sống cao hơn, nhu cầu người dân cũng cao hơn thì mức lương cũng sẽ cao hơn. Còn với một số tỉnh thành nhỏ, mức lương sẽ không cao bằng so với thành phố lớn

Học Răng – Hàm – Mặt có khó không?

Đối với việc đánh giá mức độ khó hay dễ của một ngành học thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động như sự cố gắng, tập trung của mỗi cá nhân mà đưa ra kết luận rằng ngành học đó dễ hay khó.

Ngành Răng – Hàm – Mặt cũng như vậy khi các bạn cố gắng và đam mê với ngành học, chăm chỉ thì nó sẽ trở thành ngành học dễ dàng và vô cùng thú vị.

Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt: Đây là ngành học chuyên nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị  và giúp phòng ngừa tốt các vấn đề liên quan đến cấu trúc răng hoặc khoang miệng.

Các nhánh chính trong chuyên ngành này bao gồm: chẩn đoán, chỉnh răng nội nha, phẫu thuật, phục hình tháo lắp răng, X-quang chỉnh hình miệng, nha khoa, nha khoa nhi khoa và nha khoa y tế cộng đồng….

Bạn có thể tham khảo chương trình học Ngành Răng – Hàm – Mặt dưới đây để có cái nhìn khái quát hơn

Khối kiến thức chung (chưa tính học phần 11-13)

Mô phôi răng miệng - Sinh học miệng

Giải phẫu ứng dụng và phẫu thuật thực hành miệng hàm mặt

Thực tập nghề nghiệp (trong 2 tháng)

Nha khoa cho người tàn tật và Nha khoa gia đình

Mỹ thuật và ứng dụng trong RHM - Ghi hình (chụp ảnh và quay video) trong RHM

Pháp nha học - Tổ chức hành nghề bác sĩ răng hàm mặt

Khóa luận TN/các học phần thay thế

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình nâng cao

Điều trị loạn năng hệ thống nhai

(Theo Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Điều kiện để bác sĩ Răng Hàm Mặt mở phòng khám nha khoa ?

–  Phòng khám nha khoa tư nhân phải thành lập dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh có ngành nghề hoạt động phòng khám chuyên khoa hoặc đa khoa.

– Theo quy định, người đứng đầu phòng khám nha khoa tư nhân phải là Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa răng hàm mặt, có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa và những người làm việc khác nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

– Phòng khám phải đảm bảo đầy đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.

– Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

xem thêm: Học kỹ thuật vật lý trị liệu ở đâu?

Y sĩ răng hàm mặt có được mở phòng khám nha khoa không?

– Theo như quy định mà Đào tạo liên tục đã cập nhật bên trên, người đứng đầu phòng khám nha khoa tư nhân phải là Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa răng hàm mặt, có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó. Chính vì vậy, y sĩ răng hàm mặt không được phép mở phòng khám và cần phải học lên bác sỹ mới có thể.

So sánh Y khoa và Răng hàm mặt – Nên chọn ngành nào ?

Điểm tương đồng giữa 2 chuyên ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt là đều phải học kiến thức nền tảng 2 năm.

Đối với Y khoa, sau 2 năm bạn sẽ tập trung học tập và nghiên cứu tất cả các khoa cũng như chuẩn bị kiến thức đủ sâu và rộng để chọn về chuyên khoa theo khả năng, sở thích vào những năm tiếp theo.

Đối với Răng Hàm Mặt, sau 2 năm học nền tảng, sinh viên sẽ bắt đầu học tập và nghiên cứu chuyên sâu về Răng Hàm Mặt. Ngoài ra còn có các kiến thức kỹ thuật chuyên môn cao về khoa này. Tuy nhiên, nếu chọn học Răng hàm mặt ngay từ đầu, sinh viên sẽ không cần phải chọn chuyên khoa.

Cả 2 khoa đều cần lượng kiến thức nhiều. Nhưng đối với Y Đa Khoa thì lượng kiến thức đa dạng và bao quát hơn nên đòi hỏi bạn sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều. Cho nên còn tùy thuộc vào sự đam mê, siêng năng theo đuổi của bạn đối với khoa nào.

Học răng hàm mặt có dễ xin việc không?

Cùng với sự phát triển với kinh tế, xã hội là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người. Bên cạnh những dịch vụ khám chữa bệnh, và quan tâm đến sự thay đổi của những bộ phận trên cơ thể thì các dịch vụ thẩm mỹ răng miệng cũng được tăng cao. Đó là lý do ngành Răng Hàm Mặt được đánh giá là một trong những ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai. Vậy nên chỉ cần co sự đam mê với ngành này, thì bạn không cần phải lo lắng có nên học răng hàm mặt không hay học răng hàm mặt có dễ xin việc không. Bởi đây là ngành được đánh giá là một trong những ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai.

Sau khi tốt nghiệp bác sĩ Răng hàm mặt, sinh viên có thể học lên các trình độ cao hơn: Bác sĩ chuyên khoa 1, Bác sĩ chuyên khoa 2; Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ. Bác sĩ Răng Hàm Mặt cũng có thể học thêm các chứng chỉ chuyên ngành sâu hơn để hành nghề: học thêm các chứng chỉ chỉnh nha, phẫu thuật nha chu, phẫu thuật hàm mặt… hoặc làm việc tại nhưng nơi như:

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Răng hàm mặt sẽ trở thành các bác sĩ chuyên ngành Răng hàm mặt có kiến thức, chuyên môn lẫn kỹ năng nghề nghiệp về y khoa và nha khoa. Trực tiếp tham gia công tác tư vấn, chẩn đoán, giải quyết các vấn đề và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến răng hàm mặt cho cá nhân. Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ răng miệng và thẩm mỹ cho mọi người.

Nên học đa khoa hay học răng hàm mặt?

Ngành y đa khoa đã đặt ra mục tiêu đào tạo ra những con người làm trong ngành giàu y đức, nắm chắc được những kiến thức khoa học cơ bản và tiếp thu được những kiến thức y học cơ sở như kỹ năng về y học, lâm sàng và cộng đồng.

Khi tốt nghiệp sinh viên có thể thực hiện các công việc ngành y với kết hợp phương pháp hiện đại với y học cổ truyền để chẩn đoán, xử trí bệnh nội khoa, xử trí các cấp cứu thông thường trong nội khoa tuyến cơ sở, thực hiện kịp thời các bước sơ cứu khi gặp những trường hợp ngoại khoa nguy hiểm. Ngoài ra thì các cử nhân ngành y đa khoa có thể thực hiện được một vài bệnh chuyên khoa, thực hiện kỹ thuật đơn giản như chăm sóc, bảo vệ các bà mẹ, trẻ em. Đồng thời kết hợp những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc với tinh hoa của y học cổ truyền để dự phòng một số bệnh lý thường gặp.

Sau quá trình học tập và tốt nghiệp ngành y đa khoa sinh viên sẽ có thể thực hiện các công việc tại những cơ sở y tế, bệnh viện hoặc những ban ngành có nhu cầu sử dụng bác sĩ đa khoa. Thời gian đào tạo ngành y đa khoa thường diễn ra trong thời gian 6 năm và tiếp đến bạn quyết định theo đuổi chuyên ngành trong khoảng 1 năm nữa. Lúc này nếu bạn muốn học ngành Răng hàm mặt thì có thể tìm kiếm các trường đại học có đào tạo ngành uy tín để theo học như:

Một số trường đại học có tuyển sinh ngành Răng hàm mặt như ở khu vực phía Bắc: ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội,  ĐH Y Dược- ĐH Thái Nguyên, ĐH Y Hà Nội,  ĐH Y Dược Hải Phòng,….

Các trường đại học có tuyển sinh ngành Răng hàm mặt như ở khu vực miền Trung: ĐH Y Dược- ĐH Huế,  ĐH Duy Tân, ĐH Đà Nẵng,…

Các trường đại học có tuyển sinh ngành Răng hàm mặt như ở khu vực TPHCM: ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Quốc Tế Hồng Bàng,  ĐH Cần Thơ….

Sinh viên cần tiếp tục học 1 năm định hướng và 1 năm thực tế tại cơ sở y tế sẽ hoàn toàn đủ điều kiện để tiếp tục học tập nâng cao chuyên ngành. Khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa loại bằng giỏi nếu muốn học cao hơn nữa để nâng cao trình độ chuyên môn  lên cao học ngành Răng hàm mặt, tuy nhiên nếu bằng y đa khoa thuộc loại trung bình thì bạn cần học thêm 2 năm thực tế mới có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi ca học.

Ngoài ra còn rất nhiều các trường hợp học bác sĩ chuyên khoa từ đầu như mã ngành bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt của đại học Y Hà Nội, Đại học răng hàm mặt, Đại học Y Dược HCM như vậy sau khi tốt nghiệp đủ tiêu chuẩn để đi làm ngày mà không cần tham gia học bác sĩ định hướng nữa.

Trên thực tế thì ngành Răng hàm mặt ở Việt Nam có đủ các cấp bậc từ cao đẳng, đại học, hệ sau đại học cho chuyên ngành Răng hàm mặt. Từ đó căn cứ vào mục đích, nguyện vọng và năng lực của bản thân mà đưa ra lựa chọn học tập phù hợp mà trở thành nha sĩ chuyên nghiệp và thời gian học khoảng 4 năm để lấy được bằng cử nhân ngành này.

Do đó nên học ngành đa khoa hay Răng – Hàm – Mặt là do quyết định và niềm đam mê của mỗi người, sở thích cũng sẽ không giống nhau nên thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn con đường đúng đắn hơn trong tương lai.

Hy vọng những thông tin Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Răng – Hàm – Mặt và có lời giải đáp cho thắc mắc Nên học đa khoa hay Răng – Hàm – Mặt? từ đó sẽ đưa ra được quyết định có nên học ngành nghề này hay không. Chúc bạn thành công!