Học Kỹ Thuật Hạt Nhân Sau Ra Làm Gì 2024

Học Kỹ Thuật Hạt Nhân Sau Ra Làm Gì 2024

Kỹ thuật hạt nhân là một lĩnh vực đa dạng liên quan đến khoa học và ứng dụng của các quá trình liên quan đến hạt nhân và bức xạ. Các quá trình này bao gồm việc kiểm soát, giải phỏng và sử dụng năng lượng hạt nhân cũng như sản xuất và sử dụng bức xạ và vật liệu phóng xạ cho các ứng dụng trong nghiên cứu, công nghiệp, y học hoặc an ninh.

Hoàn thành chương trình giáo dục

Tại Mỹ, các Kỹ sư hạt nhân phải có ít nhất bằng kỹ thuật hạt nhân hoặc một lĩnh vực kỹ thuật liên quan. Một số công việc khác sẽ yêu cầu ít nhất bằng thạc sỹ hoặc thậm chí là tiến sỹ. Các nhà tuyển dụng Kỹ sư hạt nhân cũng coi trọng kinh nghiệm làm việc (có thể đạt được thông qua csc chương trình kỹ thuật và thực tập).

Học sinh quan tâm đến việc nghiên cứu kỹ thuật hạt nhân nên có sự chuẩn bị sớm từ bậc trung học phổ thông. Tại bậc trung học, học sinh nên lựa chọn tham gia các khóa học tập trung về toán học như đại số, lượng giác và giải tích; hoặc các môn khoa học như sinh học, hóa học và vật lý.

Sau khi hoàn thành bậc phổ thông, học sinh nên lựa chọn học chương trình cử nhân Kỹ thuật hạt nhân, hoặc ít nhất là các chương trình cấp bằng cử nhân kỹ thuật khác có bao gồm các môn học lý thuyết kết hợp với phòng thí nghiệm, bên cạnh đó cần có các nghiên cứu thực địa về các chủ đề như toán học và nguyên tắc kỹ thuật. Hầu hết các trường cao đẳng và đại học cung cấp các chương trình giáo dục kết hợp thực hành, trong đó sinh viên có nhiều cơ hội phát triển kinh nghiệm làm việc trong khi hoàn thành chương trình học của mình. Ngoài ra, một số trường đại học có cung cấp các chương trình kết hợp 5 năm 2 bằng, nghĩa là sau khi hoàn thành 5 năm học, sinh viên sẽ có được cả bằng cử nhân và bằng thạc sĩ.

Sinh viên tham gia chương trình cử nhân và thạc sỹ tại các trường đại học có chứng nhận ABET đối với ngành Engineering.

Sau khi hoàn thành tối thiểu chương trình cử nhân, sinh viên cần tham gia chương trình huấn luyện. Một kỹ sư hạt nhân mới được thuê tại một nhà máy điện hạt nhân thường phải hoàn thành khóa đào tạo tại chỗ, về các lĩnh vực như quy trình, thực hành và quy định an toàn, trước khi được phép làm việc độc lập. Thời gian đào tạo kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng, tùy thuộc vào nhà tuyển dụng. Ngoài ra, những kỹ sư này phải trải qua quá trình đào tạo liên tục hàng năm để giữ kiến ​​thức, kỹ năng và khả năng của họ tuân thủ luật pháp, quy định và quy trình an toàn.

Làm thế nào để trở thành một Kỹ sư hạt nhân tại Mỹ?

Để trở thành một Kỹ sư hạt nhân tại Mỹ, sinh viên cần hoàn thành 3 yêu cầu cơ bản sau đây:

Lộ trình nghề nghiệp của một Kỹ sư hạt nhân tại Mỹ

Các kỹ sư hạt nhân mới ra trường thường làm việc dưới sự giám sát của các kỹ sư có kinh nghiệm. Trong các công ty lớn, các kỹ sư mới có thể được đào tạo chính thức trong các lớp học hoặc hội thảo. Khi các kỹ sư bắt đầu có được kiến ​​thức và kinh nghiệm, họ chuyển sang các dự án khó hơn với sự độc lập cao hơn để phát triển thiết kế, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Cuối cùng, các kỹ sư hạt nhân có thể thăng tiến để trở thành chuyên gia kỹ thuật hoặc giám sát một nhóm kỹ sư và kỹ thuật viên.

Kỹ sư hạt nhân – công việc với thu nhập “khủng”

Theo thống kê của Cục thống kê Lao động Hoa Kỳ dựa theo khảo sát Thống kê Việc làm và Lương cho các nghề nghiệp, mức lương trung bình hằng năm (2020) của các kỹ sư hạt nhân là 116,140 USD. Cụ thể hơn, 10% kỹ sư có thu nhập thấp nhất sẽ kiếm được khoảng 74,800 USD/năm và 10% cao nhất kiếm được hơn 185,550 USD/năm. Như vậy, có thể thấy được, ngành kỹ sư hạt nhân tại Mỹ là một ngành nghề có thu nhập “khủng” khi so sánh với mặt bằng chung của lao động tại Mỹ là 41,950 USD/năm.

Các trường Đại học Mỹ đào tạo ngành Kỹ thuật hạt nhân

Tại Mỹ, Kỹ sư hạt nhân là ngành đòi hỏi kiến thức chuyên môn cùng năng lực hành cao để có đủ khả năng vượt qua các kỳ thi bắt buộc cũng như kỳ thi chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó, sinh viên còn cần lựa chọn trường đại học có chứng nhận ABET về ngành Kỹ thuật. Hãy cùng UNIMATES điểm qua một vài trường đại học tiêu biểu có đào tạo ngành kỹ thuật hạt nhân xuất sắc tại Mỹ nhé!

Oregon State University (OSU, trường đại học bang Oregon State) được thành lập năm 1868, là trường đại học nghiên cứu ở Corvallis, bang Oregon. Với 11 trường cao đẳng trực thuộc, 15 khu nghiên cứu nông nghiệp, 35 văn phòng, trung tâm nghiên cứu hải dương Hartfield, trường đại học bang Oregon đã dấu ấn hoạt động của mình tại toàn bộ 36 hạt (tỉnh) thuộc bang Oregon. Hiện tại, trường thu hút hơn 30,000 học sinh từ hơn 50 tiểu bang nước Mỹ và hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Theo bảng xếp hạng US News & World Report 2021, OSU được xếp hạng 153 toàn nước Mỹ. Đặc biệt, chương trình Engineering của trường xếp hạng 71 với 10 chuyên ngành kỹ thuật nằm trong top 100. Chương trình Kỹ thuật hạt nhân của OSU xếp hạng 11 toàn nước Mỹ và được công nhận bởi tổ chức kiểm định ABET.

University of Utah là đại học công lập được thành lập vào năm 1850, nằm ở thành phố Salt Lake, bang Utah.Từ khi được thành lập, University of Utah liên tục được gọi tên trong TOP 100 các trường đại học danh tiếng nhất thế giới cùng nhiều bảng xếp hạng học thuật danh giá tại Hoa Kỳ cho những thành tựu giảng dạy, nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới và hỗ trợ sinh viên.

University of Utah được xếp hạng 97 toàn nước Mỹ (US News & World Report 2021) và là nằm trong Top 40 trường đại học công lập tốt nhất nước Mỹ. Chương trình cử nhân ngành Engineering của trường cũng được xếp hạng 58 toàn nước Mỹ, trong đó ngành Nuclear Engineering xếp hạng 20. Khi học tại University of Utah, sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng được cấp chứng chỉ hành nghề của mình vì ngành Engineering của trường được kiểm định bởi tổ chức ABET.

University of South Carolina (USC) được thành lập năm 1801. Đây là trường đại học công lập lớn nhất tiểu bang South Carolina và nằm trong nhóm 63 trường được xếp hạng 1 trên tổng số hơn 4,000 trường đại học ở Mỹ. Có khoảng gần 32,000 sinh viên trong đó hơn 1,200 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới đang theo học tại USC ở 3 bậc học cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ. Chất lượng giảng dạy của trường được đánh giá rất cao, rất nhiều sinh viên học tập tại đây đã đạt những kết quả xuất sắc khi tốt nghiệp.

USC không đào tạo bằng Cử nhân khoa học về Kỹ thuật hạt nhân. Thay vào đó, trường thiết kế chương trình kết hợp để hoàn thành bằng cử nhân kỹ thuật của một mảng khác và bằng thạc sỹ của ngành Nuclear Engineering. Với chương trình này, sau khi tốt nghiệp, sinh viên hoàn toàn có thể hành nghề như là một kỹ sư hạt nhân với bằng cấp danh giá từ trường đại học xếp hạng 25 về chương trình Kỹ thuật hạt nhân toàn nước Mỹ (US News & World Report 2021).

Kỹ sư hạt nhân là nghề nghiệp có mức thu nhập cao và lộ trình làm việc rõ ràng tại Mỹ. Tuy nhiên, quá trình đào tạo và hành nghề của ngành này đòi hỏi sinh viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ giai đoạn phổ thông trung học nhằm xây dựng một lộ trình phù hợp nhất.

Để được hỗ trợ chi tiết và tư vấn trường đạ học phù hợp, vui lòng liên hệ UNIMATES Education để biết thêm chi tiết.

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng thuộc khối IVY LEAGUE danh giá

Du học Mỹ lớp 10 đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phụ huynh và sinh viên trẻ. Đây không chỉ là cơ hội để học sinh trải nghiệm môi trường giáo dục hàng đầu thế giới mà còn là bước đệm quan trọng trong hành trình học…

Chúc mừng bạn đã hoàn tất mọi thủ tục đến với nước Mỹ. Tuy nhiên, trước khi bay bạn nên chuẩn bị thật kỹ mọi hành trang để hành trình suôn sẻ hơn. Cùng tham khảo những kinh nghiệm chuẩn bị đồ trước khi đi du học Mỹ trong bài…

Ngành Cơ kỹ thuật đảm nhiệm việc tính toán, thiết kế mô phỏng các bài toán cơ học trong kỹ thuật như: tính toán mô phỏng các kết cấu cơ khí, kết cấu xây dựng, cầu đường, hệ thống đường ống. Ngành Cơ kỹ thuật đào tạo ra những kỹ sư chuyên nghiệp phục vụ Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan doanh nghiệp trong, ngoài nước. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin tổng quan ngành Cơ kỹ thuật trong bài viết dưới đây.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Cơ kỹ thuật

Cơ kỹ thuật (Mã ngành: 7520101) là chuyên đào tạo các kỹ sư có kiến thức hiện đại về cơ học, mô hình hóa, kỹ năng về công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo để nghiên cứu, phát triển và vận hành các thiết bị, hệ thống trong công nghiệp và môi trường, sử dụng cho hoạt động công tác sau này. Ngành Cơ kỹ thuật đào tạo kiến thức quản lý, kỹ năng điều hành, kiến thức về pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo, và có kiến thức cụ thể, năng lực chuyên môn phục vụ cho nhu cầu công việc sau này.

Sinh viên học ngành Cơ kỹ thuật sẽ được đào tạo để có thể nắm vững kiến thức về cơ học, nắm vững công cụ toán học và lập trình tin học. Đặc biệt là công cụ tính toán ứng dụng, kiến thức kỹ thuật để thực hiện việc mô phỏng các bài toán kỹ thuật thực tiễn. Trên cơ sở những kiến thức ngành Cơ kỹ thuật đã được đào tạo về mặt lý thuyết cơ bản thì sinh viên sẽ được phát triển kiến thức nâng cao, giúp đánh giá chất lượng và dự báo hư hỏng cho máy móc và công trình. Từ đó, vận dụng vào phục vụ công tác tính toán thiết kế, khảo sát và dự báo các hiện tượng liên quan đến cơ học.

2. Các trường đào tạo ngành Cơ kỹ thuật

Sau đây là hai trường đang tuyển sinh ngành Cơ kỹ thuật, các bạn có thể tham khảo:

3. Các khối xét tuyển ngành Cơ kỹ thuật

4. Chương trình đào tạo ngành Cơ kỹ thuật

Giới thiệu về công nghệ thông tin

Phương pháp tính trong kỹ thuật

Sức bền vật liệu và cơ học kết cấu

Phương trình vi phân và đạo hàm riêng

Phương trình thực nghiệm trong cơ học

Chuyên nghiệp trong công nghiệp

Một số vấn đề cơ bản cho kỹ sư toàn cầu

Kiến thức định hướng chuyên sâu

Khối kiến thức định hướng chuyên sâu về Thủy khí khởi nghiệp và môi trường

Động lực học – môi trường không khí và đồ ăn

Máy – thiết bị thủy khí và đồ ăn

Dòng cháy trong môi trường rỗng

Thực tập kỹ thuật định hướng Thủy khí công nghiệp và môi trường

Khối kiến thức định hướng chuyên sâu về Cơ học kỹ thuật biển

Thủy động lực học – môi trường biển

Đồ ăn thủy động lực học – môi trường biển

Công trình biển ngoài khơi, độ tin cậy và đồ ăn

Thí nghiệm đô đạc môi trường biển

Thiết kế và thi công trình biển

Thực tập kỹ thuật định hướng, Cơ học kỹ thuật biển

Khối kiến thực định hướng chuyên sâu về Cơ điện tử

Mô phỏng và thiết kế hệ cơ điện và đồ án

Kỹ thuật đo lường, đầu đo và đồ án

Điện tử công suất, điều khiển động cơ và đồ án

Thực tập kỹ thuật định hướng / Cơ điện tử

Khối kiến thức định chuyên sâu về Công nghiệp vũ trụ

Cảm biến, điều khiển vệ tinh và đồ án

Thiết kế, tích hợp vệ tinh nhỏ và đồ án

Nhập môn khi đông học thiết bị bay

Thử nghiệm kết cấu thiết bị không gian

Thực tập kỹ thuật định hướng Cơ nghiệp vũ trụ

Khối kiến thức định hướng chuyên sâu về Vật liệu và kết cấu tiên tiến

Các phương pháp số trong cơ học vật và kết cấu

Ổn định động lực học của kết cấu

Thực tập kỹ thuật định hướng Vật cấu và kết cấu tiến tiến

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Cơ kỹ thuật sau khi tốt nghiệp

Kỹ sư ngành Cơ kỹ thuật sau khi ra trường có thể làm việc tại các cơ quan quản lý, các cơ sở công nghiệp, các dự án về môi trường, các viện nghiên cứu và các trường đại học. Cụ thể, những lĩnh vực sinh viên ngành Cơ kỹ thuật có thể làm sau khi tốt nghiệp là:

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Cơ kỹ thuật. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Sự phát triển nở rộ của thị trường ô tô Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong những thập niên gần đây kéo theo sự chuyển dịch của nhu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật ô tô. Vậy theo học ngành Kỹ thuật ô tô là học gì và sau khi tốt nghiệp ra trường làm gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Việt Nam là quốc gia 97 triệu dân, kinh thế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao, dẫn đến nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, là khách hàng tiêu dùng lớn tiềm năng của xe cá nhân.

Các nhãn hiệu ôtô trên thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, nhiều hãng xe lớn trên thế giới đã góp mặt tại thị trường Việt Nam như: Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Ford, Nissan…Những năm gần đây, các tập đoàn hàng đầu như Mitsubishi Motor (Nhật), DiMora Enterprises (Mỹ), Daimler (Đức),… liên tục đầu tư các nhà máy tại Việt Nam.

Thị trường ô tô phát triển mạnh  mẽ

Ngành công nghiệp ô tô chiếm 3% GDP cả nước và tiếp tục tăng trưởng với tham vọng đạt quy mô 1.000.000 xe vào năm 2030, doanh thu dự kiến 12 tỉ USD/năm, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm tới ở mức 10,5%/năm.

Không chỉ vậy, ngành ô tô đang có những thay đổi từng ngày về công nghệ để đáp ứng nhu cầu của người dùng, kéo theo sự chuyển dịch về nhu cầu nguồn nhân lực sang chất lượng cao của lĩnh vực phát triển sôi động này. Kỷ nguyên 4.0 với sự gia tăng mạnh mẽ của tự động hóa và công nghệ thông tin chứng kiến sự suy giảm của lực lượng lao động thủ công, thay vào đó là sự lên ngôi của lực lượng lao động có khả năng thích nghi nhanh với sự phát triển của công nghệ, đồng thời sở hữu các kỹ năng mềm như phân tích, quản lý dữ liệu, giải quyết vấn đề.

Tại Việt Nam hiện nay, có khá nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp đào tạo về ngành kỹ thuật ô tô. Ngành Kỹ thuật ô tô của USTH được xây dựng dựa trên khảo sát thị trường lao động và căn cứ vào những thế mạnh đào tạo của Trường.

Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh với thời gian đào tạo chỉ có 3 năm theo tiến trình Bologna của các trường đại học tại châu Âu.

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô: Cấu tạo ô tô, kết cấu – tính toán ô tô, lý thuyết ô tô, thiết kế ô tô, động lực học và điều khiển, an toàn vận hành ô tô, hệ thống cơ điện tử trên ô tô, điện – điện tử, kỹ thuật điều khiển, xử lý tín hiệu, v.v.

Chương trình đào tạo được xây dựng bám sát nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động, thông qua mối liên kết chặt chẽ với các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp. Sinh viên được học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại chuẩn quốc tế với hệ thống trang thiết bị tân tiến. Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện về tư duy phản biện, tính sáng tạo, tác phong làm việc chuyên nghiệp và các kỹ năng mềm như thuyết trình khoa học, phương pháp viết báo cáo khoa học, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo.

Đặc biệt, sinh viên sẽ có cơ hội thực tập 3-6 tháng tại các viện, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam, Pháp và nhiều quốc gia khác để rèn luyện và thử thách bản thân trong môi trường làm việc thực tế, đồng thời tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp và triển vọng học tiếp thạc sĩ đa dạng.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, thói quen đi lại của con người cũng được thay đổi, thì ô tô được xem là phương tiện thông dụng và được ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Vì vậy việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới theo xu hướng thị trường đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao.

Do đó, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật ô tô rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt, với sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật ô tô tại USTH, với khả năng tiếng Anh thành thạo, hiểu biết chuyên môn vững chắc cùng tác phong làm việc chuyên nghiệp, tư duy linh hoạt sẽ sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn sản xuất ô tô lớn.

– Chỉ đạo, thực hiện các công việc thiết kế, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành bảo trì, các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh vận tải ô tô, thiết bị trong các doanh nghiệp, xưởng dịch vụ, trạm bảo hành và trung tâm kiểm định chất lượng ô tô;

– Cán bộ, nhân viên các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến kỹ thuật, dịch vụ, kinh doanh ô tô.

– Làm việc trong phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm… của các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

– Cán bộ nghiên cứu làm việc trong các Viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ Ô tô.

– Thiết lập, vận hành các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống, tổng thành ô tô nói chung và đặc biệt là các công nghệ mới trên ô tô hiện đại.

– Giáo viên giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;

Với mạng lưới đối tác hơn 30 trường đại học và tổ chức nghiên cứu Pháp của USTH, sinh viên ngành Kỹ thuật ô tô sẽ có những lợi thế lớn khi muốn học tiếp lên thạc sĩ hoặc đi du học tại nước ngoài.

Học Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng Ra Trường Làm Gì?

Trước xu thế đô thị hóa ngày càng phát triển, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình cầu đường phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, thì nhu cầu nguồn nhân lực cảu ngành Xây dựng cũng ngày càng lớn. Câu hỏi Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì? cũng được nhiều phụ huynh, học sinh và sinh viên quan tâm.

Để giải đáp câu hỏi này, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin, là cơ ở để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công

1. Ngành Xây dựng đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực

Hiện toàn ngành có hơn 204 nghìn công nhân lao động , trong khi đó lại có tới gần 91 nghìn người là cán bộ, viên chức trong các doanh nghiệp. Như vậy số lượng công nhân chỉ gấp hơn 2 lần số lượng cán bộ, viên chức.

Năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ Công nhân lao động cũng là một hạn chế:

+ Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%

+ Số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành.

Theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1, 3:3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10.

Với tỷ lệ này, ngành xây dựng đang tồn tại tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Vì thế, tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là người chưa qua đào tạo, lao động nông nhàn làm việc thay cho công nhân kỹ thuật.

Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ đi trước mở đường trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Để hoàn thành trọng trách đó, ngành cần được quan tâm phát triển về mọi mặt, đặc biệt là yêu tố nguồn nhân lực. Vì vậy, cần sớm đưa ra những giải pháp, các chính sách về đãi ngộ, thu hút nhân lực cũng như rà soát lại chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên.

2. Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?

Khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm, … Do đó cơ hội việc làm đối với ngành Kỹ thuật công trình xây dựng là rất nhiều.

Hiện nay, công việc của người kỹ sư xây dựng có thể chia thành ba nhóm sau:

Công việc ngoài công trường là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các Doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng, …

Công việc trong công xưởng là những vị trí như kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng

Công việc trong văn phòng, sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ, tại Khoa Xây dựng – Trường Đại học Vinh, sinh viên được chú trong đào tạo Tiếng Anh, kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành thí nghiệm, tác phong công nghiệp (tính kỷ luật và trách nhiệm) bên cạnh các kỹ năng cần thiết giúp sinh viên có thể tìm và đọc hiểu những tài liệu chuyên ngành cần thiết cũng như cập nhật các kiến thức mới nhất.

Với những điều nêu trên, có lẽ “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?” không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật xây dựng, các tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành Kỹ thuật xây dựng, những tố chất cần thiết, những kỹ năng cần trang bị, … là những câu hỏi tiếp tục phải trả lời nếu bạn thực sự mong muốn theo đuổi ước mơ trở thành một người kỹ sư xây dựng thành công trong tương lai

Kỹ thuật công nghiệp cung cấp những kiến thức về cả kỹ thuật và kinh doanh, xem xét các vấn đề từ góc nhìn quản lý cũng như kĩ thuật, tạo nên một bức tranh tổng quan về toàn dự án. Với một loạt các kĩ năng học được, sinh viên ra trường có thể tăng cơ hội nghề nghiệp làm việc ở cả vị trí về kĩ thuật và quản lý với mức lương ổn định.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật công nghiệp

Kỹ thuật công nghiệp (Mã ngành: 7520117) là ngành sử dụng các kỹ thuật và công nghệ sản xuất để làm cho quá trình sản xuất nhanh hơn, đơn giản hơn, giúp tối ưu được hiệu quả hoạt động, từ đó đạt được lợi nhuận cao hơn. Ngành học này đào tạo ra những người chuyên điều hành các hoạt động về sản xuất, dịch vụ, dự án cho doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất và cơ sở dịch vụ nhằm mục  đích đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Kỹ thuật công nghiệp, để phát triển được khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất… Ngoài ra, sinh viên được cung cấp thêm kiến thức về quản lý kinh tế, giúp sinh viên có khả năng thích ứng nhanh với nhiều môi trường làm việc khác nhau, nhất là khi làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia hay công ty liên doanh nước ngoài.

Môn học ngành Kỹ thuật công nghiệp gồm: Vận trù học, xác suất, thống kê, kinh tế kỹ thuật, thiết kế thực nghiệm, quản lý sản xuất, quản lý dự án, kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật hệ thống, thiết kế mặt bằng, đo lường lao động, thiết kế công việc...

2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp

Hiện tại chỉ có một trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh tuyển ngành Kỹ thuật công nghiệp.

3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật công nghiệp

4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành

Kiến thức chuyên ngành (cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm)

Đồ án Thiết kế hệ thống công nghiệp

Tự động hoá quá trình sản xuất (CKM)

Quản trị sản xuất và chất lượng

Thiết kế và quản lý trang thiết bị công nghiệp

Quản trị sản xuất theo Lean và JIT

Kiến thức chuyên ngành (các học phần thực hành xưởng, thực tập công nghiệp)

Thực tập Thiết kế và mô phỏng hệ thống kỹ thuật

Thực tập Thiết kế và mô phỏng hệ thống sản xuất công nghiệp

Tốt nghiệp (Chọn một trong hai hình thức sau)

Kiến thức giáo dục đại cương (SV tích lũy 4 tín chỉ trong các môn học sau)

Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành (Sinh viên tích lũy 3 tín chỉ trong các môn học sau)

Kiến thức chuyên ngành (Sinh viên tích lũy 5 tín chỉ trong các môn học sau)

Trang bị điện - Điện tử trong máy công nghiệp

An toàn lao động và môi trường công nghiệp

Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp

Hệ thống thông tin quản lý (MIS)

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật công nghiệp sau khi tốt nghiệp

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật công nghiệp. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.