Mầm Non Tiếng Anh Là Gì

Mầm Non Tiếng Anh Là Gì

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Mitec lô E2, Khu Đô Thị mới Cầu Giấy, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

Yêu cầu kỹ năng, phẩm chất với Giáo viên tiếng Anh mầm non

Có thể nói, với vị trí giáo viên tiếng Anh mầm non thì các kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất quan trọng không kém - nếu không muốn nói là còn quan trọng hơn cả trình độ nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh. Phẩm chất và kỹ năng bạn có không chỉ quyết định việc bạn có ứng tuyển thành công hay không mà còn quyết định việc bạn có thể gắn bó với nghề bao lâu, có thành công trong vai trò giáo viên tiếng Anh mầm non không.

Ngoài ra, vì đối tượng giảng dạy của bạn là trẻ mầm non nên nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn hoạt ngôn, giỏi hát múa, khéo làm đồ thủ công,... Như vậy bạn sẽ dễ thu hút trẻ, đa dạng hóa chương trình giảng dạy tiếng Anh qua các hoạt động hát bài hát tiếng Anh, làm đồ dùng và dụng cụ học tập tiếng Anh độc đáo cho các con,...

Thu nhập của giáo viên tiếng Anh mầm non cao hay thấp?

I. Giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì?

Giáo viên mầm non thường được tuyển với chức danh tiếng Anh là Preschool English Teacher - là người phụ trách giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em tại trường mầm non. Tùy vào chương trình đào tạo của trường mà giáo viên tiếng Anh mầm non có thể chỉ dạy vào tiết tiếng Anh hoặc giảng dạy các môn học, hướng dẫn các hoạt động ở lớp cho các con bằng tiếng Anh.

Giáo viên tiếng Anh mầm non cần có trình độ tiếng Anh, nghiệp vụ sư phạm, yêu trẻ, kiên nhẫn,... để có thể trao đổi, hướng dẫn và dẫn dắt các em nhỏ, giúp các em tự tin và thành thạo ngoại ngữ tiếng Anh căn bản ngay từ những ngày đầu tiếp xúc, hình thành phản xạ tốt và tự nhiên với giao tiếp và học tập bằng tiếng Anh.

Đọc thêm: Cách tìm việc làm giáo viên mầm non

Điều chỉnh CV xin việc Giáo viên tiếng Anh mầm non

Về mặt hình thức, khi tạo CV giáo viên tiếng Anh mầm non nên chọn các mẫu thanh lịch, nhẹ nhàng hoặc phối màu phù hợp sao cho tạo cảm giác tươi tắn, năng động. Bạn sẽ làm việc trong môi trường giáo dục với các em nhỏ và phụ huynh nên ngay từ đầu, CV của bạn cho thấy sự vui vẻ, nhiệt tình và nhẹ nhàng sẽ thích hợp hơn cảm giác cứng nhắc, nhàm chán hoặc thậm chí là hơi tạo áp lực.

Về mặt nội dung, bạn nên cân nhắc gửi CV xin việc giáo viên tiếng Anh mầm non bằng tiếng Anh hoặc nếu nhà tuyển dụng không ghi rõ yêu cầu thì có thể gửi kèm cả CV tiếng Anh và tiếng Việt cho chắc chắn. Những thông tin bạn nên làm nổi bật gồm có trình độ, chứng chỉ, kỹ năng và kinh nghiệm. Ở phần kinh nghiệm đừng quên ghi rõ các thành tích, số liệu nếu có - ví dụ bạn đã dạy bao nhiêu lớp tiếng Anh mầm non, mỗi lớp bao nhiêu trẻ,...

Đặc biệt, trong các phần sở thích và hoạt động, bạn cũng nên chia sẻ với nhà tuyển dụng nếu bạn là người thích hoạt động ngoại khóa, thường xuyên tham gia tình nguyện, các chương trình tổ chức cho trẻ em, hoạt động ở trường hoặc có sở thích liên quan đến thủ công,... Dĩ nhiên bạn chỉ nên ghi vào CV nếu bạn thực sự có sở trường như vậy. Các thông tin này sẽ giúp bạn trở nên nổi bật và khác biệt.

Tìm hiểu thông tin tuyển dụng Giáo viên tiếng Anh mầm non

Hai cách phổ biến nhất để bạn tìm việc làm giáo viên tiếng Anh mầm non đó là:

Về cơ bản, nếu muốn tìm việc làm giáo viên tiếng Anh, bạn nên cân nhắc đến những nền tảng tuyển dụng việc làm uy tín để tiếp cận được với nhiều cơ hội tốt, lương cao hơn. JobOKO đang là kênh tuyển dụng giáo viên và giáo viên tiếng Anh mầm non được nhiều ứng viên lựa chọn nhờ thông tin tuyển dụng nhiều hơn hẳn các kênh khác - do công nghệ Job Search Engine tổng hợp, thu gom tất cả việc làm giáo viên tiếng Anh mầm non trên internet. Các thông tin cũng được lọc từ trước, phân loại theo địa điểm, thời gian đăng tuyển,... nên bạn hoàn toàn yên tâm không bị trùng lặp nhé.

Bên cạnh đó, hệ thống sử dụng các công nghệ AI và học máy, dữ liệu lớn của JobOKO cũng giúp kết nối đúng người đúng việc vì hệ thống sẽ phân tích thông tin, gợi ý việc làm phù hợp cho ứng viên và gợi ý ứng viên cho nhà tuyển dụng. Cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều có thể chủ động tiếp cận nhau, kết nối với nhau và gia tăng cơ hội hợp tác.

Đọc thêm: Cách xem gợi ý việc làm phù hợp

Lựa chọn kênh tuyển dụng Giáo viên tiếng Anh mầm non uy tín sẽ giúp bạn nhanh chóng có được công việc tốt

V. Ở đâu tuyển dụng Giáo viên tiếng Anh mầm non?

Ở các trường công thì bậc mầm non chưa có chương trình đào tạo tiếng Anh mà nếu có thì là do các trường chủ động liên kết với trung tâm để cung cấp các giờ giảng dạy chứ không phải giáo viên biên chế của trường. Do đó, để tìm việc làm giáo viên tiếng Anh mầm non thì nhà tuyển dụng của bạn chắc chắn sẽ là các trường mầm non tư thục, trường mầm non quốc tế.

Đặc điểm của mỗi trường sẽ khác nhau, chẳng hạn ở trường quốc tế thì giảng dạy 1/2 chương trình học bằng tiếng Anh nên có thể giáo viên tiếng Anh mầm non sẽ cần cả kiến thức cơ bản về dạy chữ cái, chữ số, kiến thức về khoa học bằng tiếng Anh để chia sẻ với trẻ. Một trường hợp khác là bạn sẽ chỉ giảng dạy tiết tiếng Anh cho trẻ. Khi đọc mô tả công việc của nhà tuyển dụng, hãy tìm hiểu kỹ xem chính xác thì phạm vi công việc của bạn đến đâu, bạn có thể đáp ứng được hay không. Nhìn chung, ở các trường mầm non mà có chương trình dạy tiếng Anh thì môi trường làm việc cũng sẽ được tạo điều kiện để bạn giảng dạy và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đọc thêm: Để ghi điểm câu hỏi: Vì sao bạn lại chọn nghề giáo viên tiếng Anh?

Tìm việc làm Giáo viên tiếng Anh mầm non ở đâu uy tín?

Về trình độ, bằng cấp của Giáo viên tiếng Anh mầm non

Giáo viên tiếng Anh mầm non cần có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh hoặc chuyên ngành tiếng Anh (Ngôn ngữ Anh, tiếng Anh kinh tế, tiếng Anh biên - phiên dịch,...) kèm theo chứng chỉ sư phạm.

Tùy vào tiêu chuẩn của các trường mà yêu cầu bằng cấp có thể "du di", chẳng hạn ở những trường mầm non quốc tế có quy mô và uy tín, cung cấp môi trường làm việc tốt với mức lương cao thì yêu cầu về trình độ thường cao hơn - chỉ tuyển ứng viên có bằng sư phạm tiếng Anh từ đại học hoặc sau đại học chẳng hạn. Trong khi đó, tại các trường phổ thông hơn thì bằng cao đẳng và/ hoặc có chứng chỉ sư phạm là đủ.

Trở thành Giáo viên tiếng Anh mầm non chuyên nghiệp cần kỹ năng, phẩm chất gì?

Chuẩn bị cho bài kiểm tra năng lực và buổi dạy thử

Ngoài phỏng vấn, giáo viên tiếng Anh mầm non chắc chắn sẽ được yêu cầu làm bài test năng lực tiếng Anh, nghiệp vụ sư phạm và dạy thử. Bạn nên có sự chuẩn bị sẵn sàng để thiết kế bài giảng thú vị, thu hút và đặc biệt là phù hợp với đối tượng là các em nhỏ. Đồng thời, đừng quên thể hiện đam mê, lòng yêu nghề và mong muốn gắn bó với nghề bạn nhé.

Trên đây là một số thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về công việc giáo viên tiếng Anh mầm non. Mong rằng bạn đã hiểu hơn về vai trò này và có định hướng lựa chọn, phấn đấu cho nghề nghiệp mình theo đuổi. Chúc bạn thành công! Nếu bạn chưa biết cách viết đơn xin việc giáo viên tiếng Anh mầm non sao cho chuyên nghiệp, hãy tham khảo ngay hướng dẫn của JobOKO. Mẫu đơn xin việc giáo viên kèm hướng dẫn viết chi tiết sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng và gia tăng cơ hội thành công trong quá trình ứng tuyển.

Nhiều trẻ em hiện nay được sinh ra trong điều kiện khá giả, những phụ huynh thế hệ 8X và 9X sẵn sàng đổ cả đống tiền để đầu tư ăn uống, học hành cho con lứa tuổi mầm chồi.

Đứa cháu hơn 3 tuổi của tôi đang học ở một trường mầm non tư thục, nơi hầu hết là những gia đình khá giả muốn có các điều kiện tốt nhất cho con đi học. Ở trường có mở thêm lớp tiếng Anh, coi như buổi học ngoại khóa cho các cháu. Lớp của cháu tôi có hơn 30 đứa thì chỉ có 4 đứa mà phụ huynh không cho con đi học, trong đó có cháu tôi. Mấy phụ huynh không cho con đi học đều nói vui rằng, tiếng Việt nói còn chưa rõ thì sao học được tiếng Anh?

Học sinh mầm non ở TPHCM trong giờ làm quen với tiếng Anh. (Ảnh minh họa: Hoài Nam)

Tâm lý chung của phụ huynh là “phải giỏi tiếng Anh và chỉ cần có tiếng Anh là làm gì cũng được” nên nhiều người đầu tư cho con học môn này một cách tối đa. Ngoài học trên trường, phụ huynh còn cho con học nhà cô giáo, học tại trung tâm ngoại ngữ. Không những thế, khi ở nhà, cha mẹ cũng tranh thủ giờ ăn, giờ ngủ để dạy từ mới tiếng Anh cho con. Đánh vào tâm lý chiều con và muốn đầu tư cho con hết sức, các trung tâm tiếng Anh đưa ra nhiều lời hứa về triển vọng học tập và tiếp thu kiến thức, để phụ huynh yên tâm mà gửi con theo học.

Trẻ ở thời kỳ tiền lớp 1, kiến thức mới vỡ lòng, tiếng Việt còn chưa thông tỏ hết, nhiều bé còn nói ngọng, nói giọng địa phương nhưng lại đồng loạt đi học thêm tiếng Anh như một trào lưu. Tuy nhiên, học tiếng Anh ở lứa tuổi mầm chồi chỉ được xem là một sân chơi ngoại khóa để trẻ làm quen với ngoại ngữ. Loanh quanh một khóa học, chỉ là để trẻ bắt nhịp với những thứ xung quanh mình như “table”, “dog” hay “chicken”… Trẻ chưa đủ lớn để có ý thức tiếp thu hoặc khả năng ghi nhớ, điều này dễ dẫn đến tình trạng học xong lại quên ngay.

Bản thân tôi nghĩ rằng, học tiếng Anh quá sớm khi trẻ nói tiếng Việt còn chưa sõi thì cũng như học vẹt. Bởi thực tế, học Ngoại ngữ ngoài năng khiếu còn do sự rèn luyện, mà sự rèn luyện còn cần ý thức và môi trường. Thực tế khi tìm hiểu, nhiều trẻ học đến cấp 2, 3 và đã được đi học thêm tiếng Anh nhiều năm nhưng trình độ tiếng Anh còn rất hạn chế. Nhiều người kỳ vọng và cố cho con theo học những trung tâm tiếng Anh chất lượng nhưng cuối cùng cũng chỉ thu được kết quả tỷ lệ nghịch.

Học ngoại ngữ trong đó có tiếng Anh là cả một quá trình lâu dài và kiên trì, cần có thời gian, có sự nỗ lực và tính thực hành thực tế. ở người lớn, người đi làm vẫn còn tiếp tục phải học để cập nhật và không quên kiến thức. Ưu điểm của trẻ nhỏ khi được đi học tiếng Anh sớm là tâm lý hào hứng và khả năng tiếp thu nhanh. Tuy nhiên trẻ còn nhỏ quá, hoặc bị học nhồi nhét theo phong trào thì chúng sẽ không đủ khả năng và lúc nó việc học sẽ như một cái máy.

Mặt khác, chỉ có ngoại ngữ giỏi mà kiến thức các môn học khác yếu kém thì con trẻ cũng không phải là một học sinh giỏi thực sự. Học tập, phát triển và ứng dụng thực tế khi ra ngoài xã hội cần có một kiến thức tổng hợp của những môn học. Thế nên dạy và học tiếng Anh ở trẻ em các cấp cũng vậy, điều cần nhất là trẻ tự tin và chủ động sử dụng cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết chứ không phải chỉ là điểm 10 trong kỳ thi rồi sau đó lại quên hết.

Tiếng Anh là môn học Ngoại ngữ nhưng nó tổng hợp nhiều kiến thức xã hội khác nhau, sự trưởng thành và phát triển của một học sinh không chỉ hoàn toàn dựa vào ngoại ngữ. Theo tôi, khi hướng cho con học tiếng Anh, phụ huynh và giáo viên cần tư vấn cho con em mình những cách học chủ động, tích cực và hiệu quả hơn, chứ không phải cứ đóng thật nhiều tiền và thu thật nhiều học phí là đạt được mục tiêu trẻ thành công.

Mọi thông tin, bài viết đóng góp cho chuyên mục Giáo dục, quý độc giả có thể gửi ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email [email protected] . Xin trân trọng cảm ơn!