Năm 2024, Trường ĐH Ngoại thương tiếp tục tuyển sinh ứng viên cho hai chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ Thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng.
Về khả năng học tập, nâng cao trình độ
Sau khi tốt nghiệp CTĐT thạc sĩ TCNH theo định hướng nghiên cứu, học viên có thể đăng ký ứng tuyển tiếp để nâng cao trình độ lý luận và nghiên cứu ở bậc Tiến sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trường ĐH Ngoại thương.
Đối với những học viên tốt nghiệp CTĐT thạc sĩ TCNH theo định hướng ứng dụng mà có nguyện vọng nâng cao trình độ lý luận và nghiên cứu ở bậc Tiến sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trường ĐH Ngoại thương, học viên vẫn có thể tham gia ứng tuyển tiếp nếu có bài báo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu xuất bản trên tạp chí đăng trên tạp chí khoa học có trong danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm công trình hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc gia, quốc tế có mã số xuất bản ISBN/ISSN.
Để biết thông tin chi tiết về tuyển sinh, truy cập website: http://sdh.ftu.edu.vn/ của Khoa Sau đại học và website: http://fbf.ftu.edu.vn/ của Khoa Tài chính – Ngân hàng.
Theo nguồn tin của VietNamNet, ngày 14/9, Hội đồng tuyển sinh của Trường ĐH Ngoại thương đã thông qua phương án trúng tuyển đối với 2 phương thức tuyển sinh gồm: phương thức sử dụng kết quả thi THPT và phương thức kết hợp giữa kết quả thi THPT và chứng chỉ quốc tế.
Với phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT, điểm trúng tuyển của nhóm ngành cao nhất dự kiến là 28,4 và theo đó điểm trúng tuyển của ngành cao nhất dự kiến là 28,9 và đây cũng là ngành có số lượng chỉ tiêu lớn nhất của trường (720 chỉ tiêu).
Với phương thức xét tuyển kết hợp sử dụng kết quả thi THPT và chứng chỉ quốc tế, điểm trúng tuyển của chương trình cao nhất dự kiến là 28,1 (quy đổi điểm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế về thang điểm 10 của Trường ĐH Ngoại thương, là ở mức thấp so với nhiều trường đại học khác).
Theo dự kiến, khoảng cách chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm ngành/ngành của Trường ĐH Ngoại thương năm 2022 về cơ bản là không nhiều. Điều này cũng thể hiện sự đồng đều giữa các ngành về chất lượng tuyển sinh đầu vào.
Theo thông tin từ phía nhà trường, điểm xét tuyển cao nhất của thí sinh tham gia xét tuyển bao gồm cả điểm cộng ưu tiên khu vực và đối tượng là 30,85 và điểm xét tuyển cao nhất của thí sinh tham gia xét tuyển không bao gồm điểm ưu tiên là 29,8 (theo thang điểm 30).
Về cơ bản, điểm trúng tuyển của năm 2022 tại tất cả các phương thức xét tuyển của nhà trường là ổn định và chênh lệch không nhiều so với năm 2021.
Năm 2022, Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh mới 3 chương trình đào tạo gắn liền với công nghệ số bao gồm Marketing số, Kinh doanh số và Truyền thông Marketing tích hợp. Dự kiến năm 2023, trường sẽ xây dựng và tuyển sinh 2 ngành đào tạo mới là Khoa học dữ liệu và Kinh tế chính trị quốc tế.
Căn cứ trên kế hoạch của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Ngoại thương dự kiến sẽ công bố chính thức điểm trúng tuyển phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT và xét tuyển kết hợp giữa kết quả thi THPT và chứng chỉ quốc tế vào ngày mai 15/9.
Từ 14h chiều mai 15/9, các trường đại học đã có thể công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2022.
Bộ GD-ĐT vừa thông báo một số mốc thời gian quan trọng tiếp theo trong quá trình xét tuyển đại học năm 2022.
Về các hoạt động bổ trợ CTĐT khác
Ngoài hoạt động học tập và thực hành trên lớp, học viên có thể tham gia các buổi Hội thảo khoa học và các buổi Toạ đàm chuyên môn với các chủ đề cập nhật trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nhằm hỗ trợ học viên tiếp cận với các kiến thức chuyên sâu và thực tiễn.
Học viên cũng có cơ hội thảo luận các vấn đề thực tiễn về tài chính – ngân hàng với các nhà khoa học và các chuyên gia đầu ngành. Ngoài ra, các học viên có cơ hội thực hiện nghiên cứu khoa học và xuất bản các công trình nghiên cứu cùng với các giảng viên - nhà nghiên cứu có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực.
Thêm vào đó, Khoa Tài chính – Ngân hàng hợp tác với mạng lưới các chuyên gia, đối tác của Khoa đến từ các tổ chức tài chính, ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp… như Ngân hàng VCB, MB, Vietinbank, Công ty chứng khoán VCBS, MBS, VPS, các doanh nghiệp FiinGroup, Deloitte, Ernst & Young v.v… nhằm tăng cường hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Khoa Tài chính - Ngân hàng còn có mạng lưới các cựu sinh viên và học viên của Khoa, thường xuyên kết nối và hoạt động thông qua fanpage của Khoa trên Facebook – Faculty of Banking and Finance và chi hội Tài chính – Kế toán – Ngân hàng của Hội Cựu sinh viên trường Đại học Ngoại thương – FAA.
Thời gian đào tạo đối với CTĐT trình độ Thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng theo định hướng nghiên cứu hệ Chính quy là 18 tháng. CTĐT trình độ Thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng theo định hướng ứng dụng được triển khai theo 2 hình thức: Chính quy (18 tháng) và Vừa học vừa làm (24 tháng).