Trinh Sát Đặc Công Kể Chuyện

Trinh Sát Đặc Công Kể Chuyện

Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, vốn di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.

"Khởi nguồn của những chiến công - Chuyện chưa kể" và giấc mơ êm đềm trong ngôi nhà nhỏ

21/06/2024 17:25 Lam Thanh

ANTD.VN - Một giấc mơ êm đềm trong ngôi nhà nhỏ của hai người lính trẻ, khoác trên mình sắc phục Cảnh sát giao thông. “Khởi nguồn của những chiến công - Chuyện chưa kể” – tên gọi vở kịch của Phòng Cảnh sát giao thông mang tới Liên hoan sân khấu kịch nói Công an Thủ đô lần thứ II những hình ảnh của người cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông với tinh thần trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ, tận tụy với công việc, giúp đỡ nhân dân, cụ thể hóa khẩu hiệu hành động "Vì nước quên thân - Vì nhân dân phục vụ".

​Tiếng Anh Y Dược - Go Global Class

Địa chỉ: Số 241, khu dịch vụ 11 Xa La, Hà Đông, Hà Nội.

Kể chuyện Bác Hồ bằng ngôn ngữ điện ảnh

Bằng ngôn ngữ của điện ảnh và thông qua câu chuyện cùng giọng nói truyền cảm của GS,TS Hoàng Chí Bảo, đạo diễn Bùi Thanh Hải cùng với ê kip làm phim đã kể cho người xem câu chuyện về Bác Hồ-Người lãnh tụ vĩ đại của của dân tộc Việt Nam.

Là một đạo diễn trẻ, lần đầu được giao nhiệm vụ thực hiện một bộ phim tài liệu về Bác Hồ, đạo diễn Bùi Thanh Hải chia sẻ: Khi được lãnh đạo Điện ảnh Quân đội nhân dân tin tưởng và giao cho làm bộ phim này, tôi rất vui mừng nhưng cũng rất lo lắng bởi đây là một đề tài không mới mà đặc biệt lại là đề tài về Bác Hồ. Là một đạo diễn trẻ với kinh nghiệm còn ít và chưa có sự hiểu biết sâu sắc về Bác nên trước khi bắt tay vào việc, tôi phải tìm tòi, nghiên cứu cũng như học hỏi các thế hệ đạo diễn đi trước để cố gắng thực hiện bộ phim một cách tốt nhất. Trước khi đi quay tiền kỳ, tôi đã ngồi làm việc với GS,TS Hoàng Chí Bảo và cả ê kip nhiều lần để lắng nghe những ý kiến của tất cả mọi người. Với một đạo diễn trẻ thì những ý kiến của đồng nghiệp hết sức quan trọng, đã giúp tôi có được những phương án tốt nhất trong quá trình thực hiện bộ phim.

Giáo sư Hoàng Chí Bảo là người gốc Hà Nội, lại được sinh ra ở miền trung du, nơi có phong cảnh nên thơ, rừng cọ - đồi chè, tuổi thơ của ông gắn liền với dòng sông Lô thơ mộng, với đời sống thôn quê hiền hậu, nghĩa tình. Phải chăng vì vậy trong tâm hồn ông có cả sự tinh tế của người Hà Nội, và cả sự hiền hậu, đa cảm của người đất Tổ.

Mỗi lần trở lại Việt Trì (Phú Thọ), GS, TS Hoàng Chí Bảo vẫn thường về Trường Tiểu học Bình Sơn (Huyện Lập Thạch) để kể chuyện Bác Hồ cho các cháu học sinh ở đây nghe. Câu chuyện về Bác dường như dồi dào cảm xúc hơn khi ông kể ở vùng quê nơi mình cất tiếng khóc chào đời.

Cảm phục Bác Hồ bao nhiêu thì GS, TS Hoàng Chí Bảo lại tự dặn lòng mình cố gắng nỗ lực hết sức để sưu tầm, kể về tấm gương đạo đức, phong cách của Bác đến với mọi người, ở mọi miền Tổ quốc bấy nhiêu. Giáo sư Hoàng Chí Bảo đã đưa được những câu chuyện về Bác đến tận vùng biên giới xa xôi nhất, vùng địa đầu Tổ quốc như Hà Giang. Giữa núi rừng Tây Bắc mênh mang, trong không khí lao động hăng say, những người dân háo hức nghe câu chuyện về Bác được phát đi từ những chiếc đài, chiếc loa truyền thanh của thôn bản.

Những câu chuyện của GS, TS Hoàng Chí Bảo còn lay động hàng triệu con người. Đặc biệt những người đã không may mắn được nhìn thấy ánh sáng cũng như khuôn mặt của chính mình, cũng chưa từng được nhìn thấy ảnh Bác Hồ nhưng GS,TS Hoàng Chí Bảo đã khơi gợi cho họ những hình dung thật sống động về chân dung và con người của Bác bằng chính những câu chuyện kể về Người.

Làm việc với GS, TS Hoàng Chí Bảo, người ta nhìn thấy ở ông chân dung của một nhà khoa học thuần túy, luôn làm việc hết mình để cống hiến. Thói quen của một người làm nghiên cứu khoa học đã giúp ông có tư duy minh triết và tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Chỉ những ai thực sự tiếp xúc với ông, đọc những gì ông viết, nghe những gì ông nói mới cảm nhận được sự chân thành, nghiêm túc, hết mình trong công việc của ông. GS, TS Hoàng Chí Bảo luôn tìm tòi những cách kể chuyện sao cho cuốn hút và thuyết phục người nghe.

GS, TS Hoàng Chí Bảo cho rằng: Kể chuyện về Bác Hồ mà chỉ dừng lại ở việc đưa thông tin sự kiện thì khó thuyết phục người nghe. Vì thế, tôi đã kể về Bác theo một cách mới là kể về cái tâm, cái đức của Bác. Điều đó đã mang lại sự thích thú cho những buổi nói chuyện. Ngày đầu đứng lên bục kể chuyện về Bác Hồ, tôi mới ngoài 20 tuổi. Kinh nghiệm chuyên môn còn ít khiến tôi chưa tìm được những điểm nhấn cho câu chuyện để gây sự thích thú cho người nghe. Điều này khiến tôi luôn cảm thấy lo lắng, không yên. Trong các buổi giải lao giữa giờ, tôi đã chủ động đến hỏi chuyện với các học viên để tìm hiểu xem họ muốn nghe những gì, qua trao đổi, tôi nhận ra một điều, đó là; kể những câu chuyện về Bác nhưng không phải đơn thuần là những thông tin trên sách vở mà là những câu chuyện bình dị, đời thường của Bác”.

Lan tỏa những câu chuyện cảm động về Bác Hồ

Cứ mỗi lần có dịp về Trường Sĩ quan Chính trị nay là Đại học Chính trị, GS, TS Hoàng Chí Bảo lại dành thời gian để thăm và nói chuyện tâm tình với những người lính trẻ đang huấn luyện trên thao trường. Những cái bắt tay thật chặt, nụ cười nồng hậu với những chiến sĩ trẻ khiến ông thật gần gũi với những người lính nơi đây.

Sau khi được nghe câu chuyện của GS, TS Hoàng Chí Bảo kể về Bác Hồ và Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, các chiến sĩ ở ngôi trường này càng cảm thấy tự hào, phấn đấu, rèn luyện, học tập theo gương Bác để ngày một hoàn thiện bản thân hơn.

Những buổi kể chuyện về Bác Hồ của GS, TS Hoàng Chí Bảo là một nội dung thiết thực trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” góp phần nâng cao việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức quân nhân cho cán bộ chiến sĩ trong toàn trường.

Giờ đây, dù đã có nhiều năm kinh nghiệm kể chuyện về Bác nhưng GS, TS Hoàng Chí Bảo vẫn luôn có nhiều áp lực trước mỗi buổi thuyết trình. Bởi kể cùng một câu chuyện về Bác nhưng phải tùy vào thời điểm, đối tượng và hoàn cảnh khác nhau để tìm ra cách kể chuyện phù hợp. Do đó đòi hỏi người kể phải nhìn thấu, vượt qua những áp lực để tạo cho mình dấu ấn riêng mới có được sự đồng cảm của người nghe.

Nói về những thuận lợi trong quá trình thực hiện bộ phim này, đạo diễn Bùi Thanh Hải cho biết: Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với nhân vật và ở đây chính là nhân vật GS, TS Hoàng Chí Bảo thì tôi thật sự rất vui mừng và cảm thấy yên tâm, mặc dù rất bận nhưng ông đã cố gắng tranh thủ những lúc ngoài giờ, thậm chí là vào buổi tối để trao đổi cũng như chỉ bảo tôi rất nhiều điều. Ông đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành bộ phim thật tốt. Trong quá trình thực hiện quay tiền kỳ, tôi cũng được các cơ quan, ban ngành tạo điều kiện để hoàn thành bộ phim.

Trong bộ phim tài liệu “Người kể chuyện Bác Hồ”, đạo diễn đã làm toát lên hình ảnh về của một vị giáo sư với những câu chuyện kể về Bác cho mỗi đối tượng đều có được sự đồng cảm giữa người kể và người nghe. Điều đó đã phá vỡ sự lặp lại, đơn điệu và nhàm chán. Sau mỗi một câu chuyện được ông kể lại có một sắc thái mới, hình thức biểu cảm mới để hấp dẫn người nghe.

Bác Hồ đã đi xa nhưng hình ảnh Bác vẫn được lưu truyền mãi qua những trang sách, qua những câu chuyện kể của GS, TS Hoàng Chí Bảo và những người kế tiếp ông, đến với thế hệ hôm nay và mai sau. Những câu chuyện về Bác chắc chắn sẽ tiếp tục được GS, TS Hoàng Chí Bảo mang theo trong những chuyến hành trình đầy nhiệt huyết của mình đến mọi miền Tổ quốc, dù giờ đây ông đã tuổi cao sức yếu. Để rồi sau những chuyến hành trình ấy sẽ có thêm nhiều những “Người kể chuyện Bác Hồ” được ông truyền cảm hứng để nối tiếp ông kể những câu chuyện về Người…

Ấy thế nhưng nếu cuộc sống không có cái nghề “chẳng có gì lý thú” đó thì sẽ thế nào?

Tôi vẫn nhớ bài báo đầu tiên tôi viết về bác sĩ pháp y Nguyễn Bá Trí với nhan đề: “Một tỉnh, một người với một nghề”. Từ sau ngày giải phóng đất nước cho đến thời điểm năm 1997, cả tỉnh Gia Lai vẫn chỉ có bác sĩ Trí đảm đương cái nghề chẳng ai muốn này.

Trong hàng trăm ca khám nghiệm có thể khiến người nghe sởn gai ốc, có một trường hợp hãy còn ám ảnh tôi đến bây giờ, đó là lần bác sĩ Trí khám nghiệm một trường hợp tự tử ở làng. Bấy giờ, tục chôn chung hãy còn phổ biến nên nạn nhân cũng được chôn cùng một người trong họ chết cách đó chừng 20 ngày.

Trời mưa tầm tã, ông và mọi người trong đoàn phải bì bõm lội trong làn nước xiên xuống như roi quất để đến hiện trường. Chẳng phải là lần đầu mổ tử thi chôn đã nhiều ngày nhưng đây là lần đầu tiên, bác sĩ phải khám nghiệm tử thi chồng lên tử thi như thế…

Đấy là chuyện hành nghề của năm 1992. Sau khi bác sĩ Trí nghỉ hưu là sự kế tục của bác sĩ Hổ, bác sĩ Nguyễn Kim Đức và bây giờ là bác sĩ Đồng Xuân Đức. Nghe tôi hỏi: “Cũng đã hơn ba chục năm rồi, phương tiện làm việc cho bác sĩ pháp y giờ hẳn khác thời bác sĩ Nguyễn Bá Trí nhiều?”, bác sĩ Đức cười: “Thì vẫn bộ quần áo bảo hộ, vẫn chiếc khẩu trang. Cái khác ấy có chăng bây giờ… sẵn taxi, có yêu cầu là lên đường được ngay”.

Bác sĩ Đồng Xuân Đức (bìa trái) đang khám nghiệm tử thi. Ảnh: N.T

Bắt đầu công việc giám định pháp y từ năm 2009, bác sĩ Đức áng chừng mình đã khám nghiệm ngót cả ngàn ca. Và trong số ngàn ca đó cũng phải có đến trăm ca nguy hiểm. Nguy hiểm ở đây là những ca chết trên 7 ngày, phải khai quật để khám nghiệm hoặc chết do độc chất. Mỗi ca loại này là mỗi sự ám ảnh nhưng bác sĩ Đức vẫn nhớ nhất 2 ca, đến thời điểm này với ông... tạm coi là ám ảnh nhất.

Ấy là hồi cuối năm 2021, thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát, một người đàn ông Campuchia đi sang khu vực biên giới huyện Chư Prông bằng xe máy và bị mất tích. Sau mấy ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng Bộ đội Biên phòng mới tìm thấy xác nạn nhân cùng chiếc xe máy dưới một hố sâu. Nguyên nhân có thể là do nạn nhân đi lối tắt, không quen đường nên đã xảy ra tai nạn. Tất nhiên, nhận định chỉ là nhận định, kết luận chính thức phải từ kết quả khám nghiệm tử thi.

Bác sĩ Đức kể: “Khi tôi có mặt tại hiện trường thì nạn nhân chết có lẽ cũng đã 6-7 ngày. Khi kéo xác nạn nhân lên khỏi miệng hố, một cảnh tượng chẳng những khiến mọi người đang có mặt mà cả tôi cũng phải nổi da gà: Từ đầu đến chân nạn nhân, ruồi, nhặng xanh và côn trùng bâu kín. Dùng cành cây để xua, chúng túa lên như quạt trấu một thoáng rồi lại lì lợm bâu vào như cũ. Cuối cùng phải xịt đến 4 bình thuốc diệt côn trùng mới xua được chúng đi để tiến hành khám nghiệm. Không có bàn, phải quỳ trên đất để mổ.

Mùi xú khí, thêm cảnh tượng khủng khiếp tác động vào tâm trí, tôi mệt quá phải dừng nghỉ giữa chừng. Sau hơn 2 giờ xem xét kỹ lưỡng, nguyên nhân nạn nhân chết được khẳng định là do chấn thương khi rơi xuống hố, khớp với nhận định ban đầu”.

Khám nghiệm người chết lâu ngày trên cạn đã là một sự khủng khiếp, nhưng sự khủng khiếp ấy cũng chưa là gì so với người chết lâu ngày dưới nước. Cái mùi tử thi đang phân hủy trong môi trường nước đã rất dai dẳng lại còn đậm đặc âm khí. Hai thứ đó cộng lại, dầm mình trong nó, cảm giác ớn lạnh nghe thấu lên mỗi đốt xương. Trong hàng chục ca “khảo người từ chốn thủy thần”, ca đáng nhớ nhất với bác sĩ Đức ấy là lần khám nghiệm cho một nạn nhân ở Đak Pơ chết trôi xuống Kông Chro.

“Khi tôi đến hiện trường thì đã sắp tối, trời lại mưa rả rích; xác nạn nhân đang nổi phập phềnh bên một cồn đất giữa sông. Nguyên tắc đã đến hiện trường là phải tiến hành khám nghiệm ngay, không được chần chừ vì bất cứ lý do gì, chúng tôi khẩn trương bắt tay vào việc. Mưa mỗi lúc một nặng hạt. Điện không có, phải dùng ánh sáng đèn ắc quy. Xác nạn nhân được đặt ngay trên đất để mổ. Suốt 4 giờ liền, tôi phải quỳ 2 chân, căng mắt trong ánh sáng nhập nhòa để tìm nguyên nhân”-bác sĩ Đức chia sẻ.

“Thực sự thì anh có bị ám ảnh không sau những ca đáng sợ như thế?”-tôi hỏi. Bác sĩ Đức cười: “Lúc đầu thì có đấy. Nhưng theo thời gian, sự ám ảnh cũng nhạt dần rồi thành quen. Đã dám làm nghề này thì ngay từ đầu phải xác định cho mình tâm lý vững vàng và “thần kinh thép”. Ấy thế nên từ ngày Gia Lai có ngành Pháp y, số bác sĩ dám dấn thân vào nghề chỉ đếm được trên đầu ngón tay là vậy”.

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ... tiền

Để trở thành bác sĩ pháp y đương nhiên là phải có chứng chỉ pháp y và phải sau một thời gian, thường là 5 năm mới được bổ nhiệm làm giám định viên. Chế độ phụ cấp độc hại cho bác sĩ pháp y, giám định viên hiện nay là 70% mức ngạch lương. Ngoài ra, mỗi nội dung trưng cầu giám định được bồi dưỡng 200 ngàn đồng. Về chế độ khám nghiệm tử thi, nếu nạn nhân chết dưới 48 giờ mà không mổ, giám định viên được bồi dưỡng 600 ngàn đồng; nếu mổ, bồi dưỡng 1,5 triệu đồng/ca. Mức cao nhất là nạn nhân chết trên 7 ngày. Nếu phải khai quật thì mức bồi dưỡng 3,375 triệu đồng/ca; chỉ khám nghiệm hài cốt thì 3 triệu đồng. Chế độ cho phụ việc bằng 70% của giám định viên...

Cũng chẳng biết đã thỏa đáng chưa nhưng cứ như tôi và có lẽ với nhiều người, giả như ai thuê ngần ấy tiền chỉ để đứng gần một ca như đã kể trên đây thì cũng chẳng dám. Ấy là nói vui vậy. Nghề bác sĩ pháp y cũng như bao nghề trên đời “sinh nghề tử nghiệp” là điều phải chấp nhận. Điều đáng nói với nghề pháp y là đạo đức nghề nghiệp.

Có thể nói không quá rằng, với bác sĩ pháp y, đạo đức nghề nghiệp, hay nói gọn vào một chữ “tâm” cũng đồng nghĩa với công lý. Thế nên với họ chữ “tâm” kia mới bằng ba chữ tiền. Kẻ thủ ác một khi đã gây ra án mạng có bao giờ chịu ngồi yên. Không chỉ tìm cách xóa dấu vết, tung tin giả, chúng còn gây áp lực, đe dọa, thậm chí mặc cả sự thật bằng tiền.

Trong bao nhiêu áp lực ấy, nếu bác sĩ pháp y không vững thiên lương hay thậm chí chỉ “xê xích” đạo đức nghề nghiệp một chút thôi, công lý cũng đủ đảo chiều. Xin kể vài vụ việc: vụ bé trai bị bảo mẫu đánh ở An Khê; vụ cô gái dân tộc Giẻ Triêng ở Kon Tum xuống làm thuê ở Gia Lai bị chủ đánh đập dã man hay gần đây nhất là vụ một quân nhân bị đánh chết ở Đức Cơ…

Mà chẳng cứ là những “đại án”, chỉ vài ví dụ này, nếu bác sĩ pháp y xê xích cái “tâm” nghề nghiệp một chút thôi thì công lý cũng đủ khác: Gây thương tích 11% là đủ khởi tố hình sự, còn dưới đó thì không. Rồi lại còn các mức trên, dưới 21%; 61%..., tội trạng đều khác nhau cả.

“Với riêng bác sĩ, đã có ai đặt vấn đề về sự xê xích ấy chưa?”-tôi hỏi bác sĩ Đức. Ông nghiêm giọng trả lời: “Có chứ. Chẳng phải một mà không ít lần bị gạ gẫm này kia nhưng tôi kiên quyết từ chối. Không chỉ vì sự nghiêm minh của pháp luật mà còn vì sự thanh thản của cõi lòng”.

Nghe bác sĩ Đức nói, tôi chợt nhớ đến bác sĩ pháp y tiền bối Nguyễn Bá Trí cùng tâm niệm của ông: “Làm nghề pháp y mà không có cái tâm, dù có chết đi anh cũng chẳng thể thanh thản được đâu”. Có thể xem đây là một lời thề thầm lặng mà người đi trước truyền lại người sau.

Ra về, tôi chợt nhận ra đã hết cả buổi sáng mà Trung tâm Pháp y tỉnh vẫn chìm trong yên lặng. Cả tỉnh này chắc chẳng có cơ quan nào yên lặng thế. Một sự yên lặng đúng như công việc lặng thầm nhưng lại có bao điều đáng nói.