Tổng Kim Ngạch Xuất Khẩu Toàn Cầu Năm 2021

Tổng Kim Ngạch Xuất Khẩu Toàn Cầu Năm 2021

ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH TỈNH TUYÊN QUANG

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 đạt trên 53 tỉ USD

Chiều nay 3/1, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 ngành nông nghiệp và PTNT. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: T.T

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2023, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì mức cao, trên 53 tỉ USD; thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỉ USD, tăng 43,7%. Trong đó một số mặt hàng tăng cao kỷ lục như: rau quả 5,69 tỉ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỉ USD, tăng 38,4%, gạo ST25 lần thứ 2 đoạt giải quán quân ngon nhất thế giới; điều 3,63 tỉ USD, tăng 17,6%. Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu vắc xin thương mại phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi...

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung xây dựng, trình ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều đề án, chương trình, cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển ngành. Trọng tâm là Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn; Đề án Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao; chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại...

Đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 6.370/8.167 (78%) xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó 1.612 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 256 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3% - 3,5%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 54 - 55 tỉ USD. Phấn đấu tỉ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt 80% tổng số xã. Để đạt được những mục tiêu trên, toàn ngành chủ trương tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Trong năm 2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thu hút các nguồn lực đầu tư hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, trong đó có hạ tầng thủy sản góp phần sớm gỡ “Thẻ vàng” đối với khai thác thủy sản. Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đóng góp của ngành nông nghiệp trong thành tích phát triển KT - XH chung của cả nước trong năm 2023. Thủ tướng nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đã xoay chuyển tình thế từ chỗ “bị động, bất ngờ, lúng túng” sang “chủ động, kịp thời, sáng tạo” nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, vượt qua những thách thức để đạt được kết quả cao.

Năm 2024, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp tập trung thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, kế hoạch tái cơ cấu ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng NTM. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn, nhất là nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm.

Thực hiện chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành, thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thủy sản, chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng.

(TTĐN) - Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 của nước ta ước đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩuđạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính nước ta xuất siêu 19,1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay.

Năm 2020 ghi nhận nỗ lực mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2020 ước đạt 26,5 tỷ USD, tăng 5% so với tháng 11 và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 78,9 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước và giảm 1,1% so với quý III năm nay. Trong quý IV có 12 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 77,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tính chung cả năm 2020, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng 2,1 điểm phần trăm so với năm trước). Trong năm 2020 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3%).

Kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2020 ước đạt 27,5 tỷ USD, tăng 11,4% so với tháng 11 và tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong quý IV/2020, kim ngạch nhập khẩu đạt 76,4 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 10,7% so với quý III năm nay. Tính chung năm 2020, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 93,6 tỷ USD, giảm 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 168,8 tỷ USD, tăng 13%.

Tính chung năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 93,6 tỷ USD, giảm 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 168,8 tỷ USD, tăng 13%.

Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính nước ta xuất siêu 19,1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay./.

(MPI) - Trong tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tám tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,8%; nhập khẩu tăng 17,7%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 19,07 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2024 sơ bộ đạt 36,24 tỷ USD, cao hơn 316 triệu USD so với số ước tính.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2024 sơ bộ đạt 37,59 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,84 tỷ USD, tăng 9,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 26,75 tỷ USD, tăng 1,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 tăng 14,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 21,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 12%.

Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 265,09 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 73,88 tỷ USD, tăng 21%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 191,21 tỷ USD, tăng 13,9%, chiếm 72,1%.

Trong 8 tháng năm 2024 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,6%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tám tháng năm 2024, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 2,92 tỷ USD, chiếm 1,1%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 233,33 tỷ USD, chiếm 88%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 22,53 tỷ USD, chiếm 8,5%; nhóm hàng thủy sản đạt 6,31 tỷ USD, chiếm 2,4%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2024 sơ bộ đạt 33,88 tỷ USD, cao hơn 80 triệu USD so với số ước tính.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2024 sơ bộ đạt 33,06 tỷ USD, giảm 2,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 12 tỷ USD, tăng 1,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,06 tỷ USD, giảm 4,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Tám tăng 12,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,9%.

Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 246,02 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 89,58 tỷ USD, tăng 19,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 156,44 tỷ USD, tăng 16,5%.

Trong 8 tháng năm 2024 có 38 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 90,8% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 40,7%).

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu tám tháng năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 230,95 tỷ USD, chiếm 93,9%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 46,9%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 47%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng đạt 15,07 tỷ USD, chiếm 6,1%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa tám tháng năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 92,3 tỷ USD.

Trong 8 tháng năm 2024, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 68,1 tỷ USD tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 23,6 tỷ USD, tăng 22%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,7 tỷ USD, tăng 30,5%; nhập siêu từ Trung Quốc 54,4 tỷ USD, tăng 69,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 20 tỷ USD, tăng 12,1%; nhập siêu từ ASEAN 5,8 tỷ USD, tăng 14,8%.

Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 7 xuất siêu 2,36 tỷ USD; 7 tháng xuất siêu 14,54 tỷ USD; tháng 8 sơ bộ xuất siêu 4,53 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 19,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 19,9 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,77 tỷ USD./.