- Rồng là loài vật linh thiêng, tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh, sự huy hoàng và bất tử, mang xu hướng tích cực nhiều hơn là tiêu cực, nên còn được gọi là Long Thần.
Hình dạng, tính chất đặc trưng[]
- Rồng phương Đông có hình dạng giống rắn, có thêm bốn chân, cặp râu, bờm, cặp sừng, có vảy cứng xếp chồng lên nhau như vảy cá, có vây lưng là lông mao mọc trải dài đến đuôi, đôi khi còn có đôi cánh to lớn vững chãi.
- Rồng phương Tây có hình dáng gần giống loài khủng long nhưng thêm vào đó là sừng, cánh, vây lưng, cùng lớp da rắn chắc không loại vũ khí nào có thể sát thương được.
- Từ xa xưa, Rồng là những sinh vật hữu hình tồn tại nơi Hạ Giới. Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và tập tính sống thì đó có thể là những loài khủng long còn sót lại của thời kỳ tiền sử, hoặc những loài thằn lằn khổng lồ sống trong các hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến. Những loài khủng long, thằn lằn ấy lại có một sự đột biến gen khiến chúng có năng lực đặc biệt như mọi người đã tin tưởng.
Theo thời gian, do môi trường thiên nhiên ngày càng bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá một cách nặng nề, loài Rồng ngày nay chỉ còn là những linh thể vô hình tồn tại nơi Trung Giới và Thượng Giới.
- Rồng cơ bản có 4 loại tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên, là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ bao gồm: Gió, Lửa, Đất và Nước. Từ 4 loại chính này mà dân gian tưởng tượng ra nhiều chủng loại khác nhau vô cùng dữ tợn.
+ Địa Long sống ở các hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng.
+ Thủy Long sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy.
+ Hỏa Long sống ở các hang động núi lửa.
+ Phong Long sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.
- Nhiệm vụ chính của Rồng trong Tam Giới là làm mưa gió, điều hòa thời tiết cho mưa thuận gió hòa. Chính vì điều này mà dân gian tin rằng có Tứ Hải Long Vương ở bốn biển lớn, mà Đông Hải Long Vương là vị đứng đầu.
- Rồng còn được phân chia thành nhiều loại tùy theo nhiệm vụ thiêng liêng mà Rồng thực hiện. Thường thì màu sắc này tương ứng với 4 nhóm hoạt động. Tất nhiên cũng có những ngoại lệ, đây là nói về đa phần.
+ Huỳnh Long đưa linh hồn của người chết về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống, Cực Lạc Thế Giới.
+ Thanh Long hộ trì cho hành giả chống chọi với thế lực tà quái, ác trược.
+ Xích Long bảo vệ cho bí pháp, sự vận hành của Thiên Điều.
+ Hắc Long báo hiệu sự thay đổi, chuyển mình của xã hội như loạn lạc, thiên tai, dịch bệnh.
Rồng trong các nền văn hóa, tín ngưỡng
Rồng là một trong Thiên Long Bát Bộ hộ trì Chánh Pháp theo tín ngưỡng Phật Giáo, bao gồm:
Rồng cũng là loài Linh Thú đứng đầu trong Tứ Linh, bảo vệ bốn phương của thế giới, tượng trưng cho bốn nguyên tố lớn hiệp thành vạn vật là Gió, Lửa, Đất và Nước. Tứ Linh bao gồm:
- Thanh Long ngự tại phương Đông, tính Thủy. Thanh Long tượng trưng cho sức mạnh, sự huy hoàng vững chắc của hoàng tộc.
- Chu Tước, Hỏa Phụng Hoàng ngự tại phương Nam, tính Hỏa. Chu Tước tượng trưng cho sự bình an, khi Chu Tước xuất hiện cũng là điềm báo có Thánh Chúa ra đời.
- Bạch Hổ, Bạch Kỳ Lân ngự tại phương Tây, tính Phong. Bạch Hổ tượng trưng cho sự điều hòa, đổi mới của xã hội. Khi Bạch Hổ hay Bạch Kỳ Lân xuất hiện báo hiệu thời kỳ loạn lạc để thay đổi chế độ xã hội.
- Huyền Vũ ngự tại phương Bắc, tính Địa. Huyền Vũ tượng trưng cho sự phì nhiêu màu mỡ, tình thương của đất mẹ đã nuôi dưỡng chúng sinh.
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì sự xuất hiện của Rồng là tượng trưng cho điềm lành, sự an cư lạc nghiệp, sinh tồn và phát triền thịnh vượng. Vào thời vua Lý Công Uẩn ở Việt Nam, khi vua nhìn thấy Rồng bay lên trời báo hiệu điềm lành của nhà nước an bình, thịnh vượng thì Ngài mới đặt tên thủ đô là Thăng Long.
Nhân dân Việt Nam được xem là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, từ truyền thuyết ngàn xưa khi Hải Vương Lạc Long Quân kết duyên cùng Tiên Nữ Âu Cơ, sinh ra giống nòi Âu Lạc. Nòi giống Việt Nam con Rồng cháu Tiên cần giữ gìn và phát huy những đức tính tốt đẹp của tổ tiên xa xưa, yêu thương, quan tâm muôn loài, chăm chỉ siêng năng, can trường dũng cảm. Tất cả các dân tộc trong nước đều là anh em với nhau, nên phải yêu thương, hòa đồng cùng nhau, giúp đỡ nhau ngày thêm thiện lành, tinh tấn.
Hai giờ đêm, mẹ tôi nhắn tin. Thường tôi không thích nhận tin nhắn vào lúc nửa đêm vì đa phần đều là tin không vui. Trộm vía, mẹ nhắn chị dâu tôi mới hạ sinh con đầu lòng. Gia đình tôi không nặng nề về tuổi tác nhưng mẹ tôi cũng vui mừng khi có cháu tuổi Rồng.
Việc sinh nở của anh chị tôi diễn ra tự nhiên, không có chủ đích phải sinh con vào một năm nào nhất định. Con cái là lộc trời ban, sinh năm nào, tuổi nào cũng là điều đáng quý. Nhưng không phải ai cũng nghĩ vậy. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, tuổi Rồng (Thìn) là một trong 4 tuổi đẹp nhiều người muốn sinh con, bên cạnh tuổi Dậu, Hợi và tuổi Ngọ.
Báo chí ghi nhận số lượng các ca khám chữa sinh con tăng vọt tại nhiều bệnh viện trên cả nước. Cơn sốt "săn Rồng Vàng" náo nhiệt từ đầu năm nay để sinh con cho kịp cuối năm. Báo Dân trí dẫn lời bác sĩ Phạm Thúy Nga, trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản - nam học (Bệnh viện phụ sản Hà Nội), cho hay từ năm 2023 đến nay số lượng bệnh nhân tăng vọt. Nhiều cặp vợ chồng tìm đủ mọi cách để có con trong năm nay, nên dù bác sĩ đã khuyến cáo sức khỏe sinh sản hoàn toàn bình thường, họ vẫn thực hiện IUI (phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hoặc IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Áp lực phải sinh con năm rồng khiến các cặp vợ chồng này muốn "chắc ăn" có con tuổi Rồng.
Nhân viên y tế mát-xa cho trẻ sơ sinh tại trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh ở Trùng Khánh, Trung Quốc (Ảnh: AFP/Getty).
Các nước châu Á, đặc biệt trong khu vực Đông Á, chia sẻ chung niềm tin về việc sinh con trong năm Rồng sẽ đem lại may mắn và thành công cho trẻ. Liệu niềm tin trên có căn cứ hay không? Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 bởi hai nhà nghiên cứu Naci H. Mocan và Han Yu từ Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ (NBER) đã đưa ra một vài câu trả lời cho câu hỏi trên. Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu về những người sinh năm Rồng trong nhiều thập kỷ với cơ sở dữ liệu từ Trung Quốc - đây là điểm quan trọng vì quan điểm sinh con năm Rồng của người Mỹ gốc Á chắc chắn sẽ có nhiều điểm khác biệt so với người châu Á. Kết quả cho thấy có mối tương quan giữa sinh con năm Rồng và một số chỉ số về mức độ thành công của trẻ em.
Ví dụ, những người sinh trong năm Rồng có tỷ lệ tốt nghiệp đại học cao hơn 14% so với những người sinh ra trong năm khác. Trẻ em sinh năm Rồng cũng có điểm số cao hơn trong các kỳ thi như thi đại học, điểm GPA trong giai đoạn trung học.
Kết quả trên có thể kết luận rằng trẻ sinh năm Rồng sẽ thành công hơn không? Không hẳn. Thành công của trẻ sinh năm Rồng không phụ thuộc vào yếu tố chiêm tinh hay thiên bẩm mà được định hình bởi ba yếu tố: Kỳ vọng cao hơn của cha mẹ; mức độ đầu tư của cha mẹ trong việc học của con; và giảm thời gian việc nhà cho trẻ sinh năm Rồng.
Với niềm tin rằng con sinh năm Rồng sẽ thành công, nhiều bậc cha mẹ đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc cho con hơn. Đây là một ví dụ điển hình cho "feedback loop" (tạm dịch: Vòng lặp phản hồi) khi kết quả của một hệ thống được sử dụng để củng cố cho những giá trị đầu vào. Cha mẹ sinh con năm Rồng tin rằng con sẽ thành công nên sẽ đầu tư nhiều hơn vào con cái dẫn đến tỷ lệ thành công của con cao hơn, rồi sau đó lại dựa vào những kết quả này để củng cố niềm tin rằng, sinh con năm Rồng sẽ dẫn đến thành công của trẻ.
Cha mẹ đầu tư vào chất lượng giáo dục của con cái là điều đúng đắn. Tuy nhiên, việc quá tập trung vào một năm sinh nhất định có thể khiến cha mẹ dành bớt sự quan tâm nếu con sinh vào năm khác hoặc với gia đình có nhiều hơn một con. Khi trẻ con cảm nhận được sự quan tâm cũng như công sức của bố mẹ dành cho trẻ năm Rồng nhiều hơn, khả năng cao các em có thể cảm thấy bất mãn, phản kháng và ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Sinh năm Rồng mang lại cho trẻ một số lợi thế, phần lớn từ sự đầu tư của gia đình. Vậy ở chiều ngược lại, trẻ sinh năm Rồng có gì bất lợi không? Câu hỏi trên nếu nhìn rộng ra sẽ là: Trẻ sinh ra trong những năm với tỷ lệ sinh rất cao có bất lợi không?
Câu trả lời là có. Nhìn một cách cảm quan, phụ huynh và các gia đình sẽ là người cảm nhận rõ áp lực này nhất. Số lượng trẻ tăng cao đẩy việc ghi danh cho con vào trường học trở nên cạnh tranh hơn, nhiều trẻ sẽ không thể học được ở những ngôi trường mong muốn và viễn cảnh đạp cửa xếp hàng, xếp chỗ cho con vào lớp Một có thể sẽ diễn ra trong 5-6 năm nữa. Đông trẻ sinh ra trong một năm đồng nghĩa với tỷ lệ chọi vào đại học sẽ cao hơn sau 18 năm, tỷ lệ cạnh tranh công việc cao hơn sau 22 năm, giá nhà cửa có thể sẽ đẩy cao hơn khi số lượng nhà cửa không tăng trong khi nhu cầu cao vút.
Cách đây 2 tuần, New York Times đăng tải bài viết "It's me, Hi, I am the Problem. I am 33 (tạm dịch: Là tôi đây, xin chào, tôi là vấn đề. tôi 33 tuổi)" đề cập sự bùng nổ dân số của thế hệ sinh năm 1991, 1992 tại Mỹ. Bài viết đưa ra rất nhiều vấn đề thế hệ đông dân phải gánh chịu: Thị trường việc làm ảm đạm, giá nhà cửa tại Mỹ tăng chóng mặt, tỷ lệ thất nghiệp trồi sụt. Đi ngược lại lịch sử với thế hệ những người sinh năm 1955-1965, thời điểm bùng nổ dân số tại Mỹ hậu chiến tranh, tỷ lệ người vô gia cư cũng cao hơn trong nhóm này.
Tôi nghĩ rằng trẻ sinh vào năm nào không quá quan trọng, thậm chí sinh trong năm được coi là "năm xấu" theo chiêm tinh học cũng có những lợi thế nhất định với tỷ lệ cạnh tranh thấp hơn trong nhiều lĩnh vực. Trên thực tế, nhiều gia đình phương Tây coi trọng tháng sinh của trẻ nhỏ hơn là năm sinh. Nghiên cứu được thực hiện tại nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng, trẻ sinh đầu năm sẽ có lợi hơn trong một số lĩnh vực như khả năng tiếp cận kiến thức, năng lực thể thao. Giả sử trường học chấp nhận cho trẻ sinh từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 nhập học vào lớp Một, trẻ sinh đầu năm có sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ hơn đến gần một năm so với trẻ sinh cuối năm - tất nhiên trong điều kiện giả định rằng phương pháp nuôi dạy của các bậc phụ huynh không khác nhau quá nhiều.
Tại Anh, trẻ sinh sau tháng 9 sẽ nhập học lớp Một cùng với học sinh sinh vào năm sau. Cùng học lớp Một, trẻ sinh vào tháng 9 năm trước sẽ có lợi hơn rất nhiều so với trẻ sinh vào tháng 8 năm sau. Nghiên cứu được Trường Kinh tế London thực hiện vào năm 2007 cho thấy, trẻ sinh vào tháng 8 (năm sau) có khả năng đạt được ngưỡng năng lực học thuật ở tuổi lên 7 thấp hơn 25% so với trẻ sinh vào tháng 9 (năm trước). Mặc dù khoảng cách này sẽ thu hẹp chỉ còn khoảng 5% ở tuổi 16, đây vẫn là một điều cần được các phụ huynh và nhà giáo dục quan tâm.
Quay lại với câu chuyện sinh con năm Rồng, "cơn sốt" sinh năm Rồng không chỉ diễn ra tự nhiên mà đôi khi được các chính phủ nhiệt liệt hưởng ứng, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ sinh tại nhiều quốc gia châu Á chạm ngưỡng rất thấp. Khuyến khích trẻ sinh năm Rồng thực chất là khuyến khích tỷ lệ sinh của một quốc gia. Tôi coi đây là một điểm thú vị khi tại nhiều nước, dù chính phủ đưa ra nhiều biện pháp khuyến sinh trong vài năm trở lại đây, nhưng người dân vẫn không quá mặn mà. Tuy nhiên, với niềm tin "sinh con năm Rồng sẽ thành công", các cặp đôi không cần sự can thiệp hay khuyến khích của chính phủ. Giới chức trách Trung Quốc đang hy vọng năm Rồng sẽ mang đến một cơn mưa mát lành cho "cơn khát" trẻ nhỏ tại quốc gia với tỷ lệ sinh đang ngày càng sụt giảm nghiêm trọng.
Khuyến khích sinh nở cần phải đi cùng những chính sách hỗ trợ kịp thời, phù hợp với từng mỗi quốc gia. Các quốc gia có thể mở thêm trường học khi trẻ năm Rồng vào lớp Một không? Số lượng việc làm hay nhà cửa có thể tăng cao hơn khi nhóm tuổi này bước vào độ tuổi lao động hay không? Nhìn xa hơn nhu cầu của trẻ tuổi Rồng, liệu những nhu cầu về mặt sinh nở và nuôi dạy con cái của các cặp đôi có được đáp ứng không? Chính phủ có san sẻ những gánh nặng kinh tế - xã hội với các gia đình trong việc nuôi dạy trẻ hay không?
Nếu những câu hỏi trên có câu trả lời, có lẽ bài toán dân số sẽ phần nào có lời giải, không chỉ với việc sinh con trong năm Rồng mà trong bất cứ năm nào.
Tác giả: Bùi Minh Đức học Thạc sĩ ngành Truyền thông tại Đại học Clark, Mỹ; anh là dịch giả với 7 cuốn sách đã xuất bản.
Chuyên mục TÂM ĐIỂM mong nhận được ý kiến của bạn đọc về nội dung bài viết. Hãy vào phần Bình luận và chia sẻ suy nghĩ của mình. Xin cảm ơn!
Những lợi ích kinh tế và ý nghĩa môi trường từ việc tái chế phế liệu, tái chế rác thải đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nguồn lợi từ việc thu mua phế liệu là vô cùng lớn, trong khi đó việc tái chế lại rác thải sẽ giúp giảm thiểu áp lực về nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như hạn chế chi phí cho việc xử lý chúng.
Thu mua, tái sinh, tái chế phế liệu
Việc tái chế rác thải hiện nay đang phát triển theo 2 xu hướng khác nhau, một là sản xuất phân compost, phân bón hữu cơ từ rác thải hữu cơ, hai là tái chế các loại phế liệu nhựa, phế liệu kim loại, phế liệu giấy, phế liệu bao bì… Những lợi ích thu được từ rác tái chế đã làm nảy sinh những thách thức và cơ hội mới cho các nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ điểm sơ qua 1 số ưu và khuyết điểm tồn tại trong việc thu gom và tái chế phế liệu.
– Phát triển ngành nghề mới, tạo việc làm thêm cho người lao động
– Với lợi nhuận thu được, ngành thu mua và tái chế phế liệu đang mở ra 1 xu hướng phát triển kinh tế mới.
– Cung cấp nguồn nguyên liệu mới cho sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hao tổn tài nguyên quốc gia.
Bên cạnh những lợi ích từ ngành thu gom phế liệu, một số vấn đề phát sinh cần được quan tâm và đề ra cách giải quyết như sau:
– Những giá trị kinh tế mang lại đã làm các nhà đầu tư bất chấp hậu quả và tìm cách tránh né các quy định của pháp luật trong việc thu mua phế liệu và tái chế phế liệu.
– Việc thu gom và phân loại nguyên liệu tái chế còn gặp nhiều khó khăn do ý thức phân loại rác của người sử dụng chưa cao, đồng thời chưa có các biện pháp thu gom hợp lý từ các đơn vị môi trường.
– Tuy nước ta đang khuyến khích phát triển ngành tái chế nhưng vẫn đang bị hạn chế về công nghệ tái chế rác thải, điều này ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh ô nhiễm trong quá trình tái chế.
– Các cơ sở thu mua và tái chế còn mang tính tự phát, nhỏ lẽ, gây khó khăn trong công tác kiểm soát và quản lý.
Trước những cơ hội phát triển và khó khăn còn gặp phải trong vấn đề thu gom và tái chế rác thải, chúng ta nhận thấy rằng, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế cần nhiều hơn nữa sự đầu tư và quan tâm từ các cấp lãnh đạo và các nhà đầu tư.
Cần có những quy định cụ thể, chính sách hỗ trợ cho việc thu gom và tái chế. Các nhà đầu tư cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trước các quy định về thu mua phế liệu của nhà nước, áp dụng các công nghệ hạn chế phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Cộng đồng dân cư, các khu công nghiệp, cần được trang bị kiến thức về phân loại rác thải tại nguồn để tiện lợi cho quá trình thu gom và tái chế.