Ông Lang sau khi về làng đã dựng lều trên rẫy, trồng chuối, thỉnh thoảng mới về nhà - Ảnh: T.M.
Khám phá vẻ đẹp của Rừng Đá Thạch Lâm
Khu phong cảnh Thạch Lâm rộng 12 km2 và chính là một cụm địa diện mạo dung nham lớn nhất tại Trung Quốc và cũng như là lớn nhất trên thế giới. Tại nơi đây có rất nhiều đá, với hơn 400 ngã tư và với hơn 200 điểm phong cảnh.
Thạch Lâm chính là một khu rừng sâu do nham đá hình thành với khu phong cảnh Đại Thạch Lâm nằm ở giữa của cả khu phong cảnh Thạch Lâm. Đây cũng chính là một khu phong cảnh có tính đại diện nhất và có lịch sử lâu đời nhất ở nơi đây. Vẻ đẹp của Thạch Lâm ở đằng sau những khám phá mới mẻ của nó với những tảng đá nhô lên từ dưới mặt đất trông rất giống như những măng đá nhô lên ở bên trong chính hang động vậy. Tảng đá có rất nhiều những hình dạng và kích thước khác nhau, có tảng mang hình dáng của một ngôi chùa, có tảng gợi lên hình ảnh của các loài động vật hay có những tảng hiện lên hình dáng con người.
Theo như nghiên cứu của các nhà địa chất khẳng định rằng Thạch Lâm Trung Quốc chính là một ví dụ hoàn hảo minh chứng của địa hình Karst. Trải qua rất nhiều những biến cố thăng trầm của lịch sử cùng với sự tác động ngoại cảnh của thiên nhiên, từng lớp rừng đá mới được phân tầng phát triển và mang lại những giá trị lớn lao như hiện giờ.
Thạch Lâm tập trung vẻ đẹp với những giá trị mang tầm thế giới với điển hình là các loại đá vôi. Không chỉ hiện lên với những núi đá vôi sắc nhọn với các rìa lưỡi dao mà khu rừng còn là nơi chứng kiến sự tồn tại hình thành và phát triển của núi đá vôi hình nấm và hình tháp. Chính từ đó cũng nhờ sự bảo tồn của thiên nhiên và con người
Phong cảnh của rừng đá Thạch Lâm ở khu vực phía Bắc còn có thêm một cụm đá rừng với cái tên được gọi là “Nãi Cổ” trong tiếng dân tộc Di có nghĩa là cổ xưa hoặc là màu đen. Dưới “Nãi Cổ” đó chính là một thế giới hang động rất kỳ diệu, đã hình thành một cảnh quan Caxtơ tập thể ở bên trên mặt đất có Thạch Lâm và pử dưới lòng đất thì có nham động. Không chỉ có những khối đá hay nhũ đá với những tảng đá khổng lồ khác nhau mà khu rừng này vẫn còn chứa một loài động vật hết sức đặc biệt đó chính là loại động vật vượn cáo Sifaka, vốn loài động vật này chúng chỉ sống ở trên đảo Madagascar mà thôi. Đến khám phá thế giới động vật nơi đây chắc hẳn du khách sẽ có một cơ hội để khám phá những điều thú vị nhất và sẽ được thưởng thức những vũ điệu sinh tồn mà loài động vật quý hiếm này mang lại.
Rừng đá Thạch Lâm không chỉ đẹp mà nó còn có vai trò khá quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương và nhân dân Trung Hoa, vì vậy không chỉ mang tính lịch sử mà còn có ý nghĩa văn hóa dân tộc sâu sắc.
Người dân được hướng dẫn trồng rừng đúng kỹ thuật tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum - Ảnh minh họa
Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo nguồn lực tài chính quan trọng, góp phần giúp cải thiện thu nhập cho các ban quản lý rừng, người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc và người dân sinh sống ở khu vực miền núi tại vùng đệm các khu rừng đặc dụng và giáp ranh các khu rừng phòng hộ.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, trong năm 2022, cả nước đã thu được trên 3.700 tỷ đồng; 11 tháng đầu năm 2023 đã thu được gần 3.100 tỷ đồng.
Hiện nay, theo quy định pháp luật, có các loại dịch vụ môi trường rừng là: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch; cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.
Số liệu của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Trung ương cũng thống kê đến thời điểm này, cả nước có trên 228 ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhận được kinh phí chi trả từ dịch vụ môi trường rừng với tổng diện tích rừng được chi trả là trên 4,3 triệu ha và tương ứng với tổng số tiền là trên 1.663 tỉ đồng.
Cụ thể, có 75 ban quản lý rừng đặc dụng được chi trả 1,35 triệu ha rừng, tương ứng với số tiền được nhận là 441 tỉ đồng và có 153 ban quản lý rừng phòng hộ được chi trả trên 2,95 triệu ha rừng, tương ứng với số tiền được nhận là 1.222 tỉ đồng.
Tổng số tiền được hưởng từ dịch vụ môi trường của ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng đã được chi trả theo đúng quy định và nguồn thu đã tạo sự ủng hộ của người dân trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
Cục Lâm nghiệp thông tin thêm, năm 2023, một số địa phương đang xây dựng và hoàn thiện hồ sơ thành lập mới các khu rừng đặc dụng như: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mông trắng tại huyện Kim Bảng (Hà Nam) với diện tích 3.182 ha; Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Quảng Châu (Quảng Ninh) với diện tích đề xuất là 18.278 ha; Khu bảo vệ cảnh quan bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) với diện tích khoảng 132 ha.
Một số khu đang xây dựng hồ sơ đề xuất nâng cấp, chuyển hạng từ khu dự trữ thiên nhiên thành vườn quốc gia, như: Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa), Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát (Lào Cai), Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Đắk Lắk).
Hiện nay, đã có 143 đơn vị đã xây dựng phương án bảo tồn và quản lý rừng bền vững và được cấp có thẩm quyền phê duyệt (chiếm 69%); 16 đơn vị đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; 8 đơn vị chưa thực hiện.
Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ERPA) đã được ký giữa Việt Nam (Bộ NN&PTNT) và Ngân hàng Thế giới đối với 6 tỉnh Bắc Trung bộ giai đoạn 2018 - 2024. Theo ERPA, Việt Nam chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 cho Ngân hàng Thế giới với tổng giá trị là 51,5 triệu USD, tương ứng 1.200 tỉ đồng.
Khu dân cư Cuôi, ngôi làng mới được xây dựng nằm trên triền đồi khá vững chãi ở xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Ngôi làng được xây dựng với tổng kinh phí 33 tỷ đồng, do một doanh nghiệp dành tặng các hộ dân vùng nguy cơ sạt lở cao ở 3 thôn Cuôi, Tri, Cha Lỳ.
Ngôi làng mới có tổng diện tích khoảng 12ha với 56 căn nhà được xây dựng kiên cố, theo kiểu nhà sàn của người Bru - Vân Kiều, đầy đủ bếp ăn, nhà vệ sinh…
56 căn nhà được chia làm 2 dãy, nằm dọc con đường chính dẫn từ đường Hồ Chí Minh nhánh tây vào làng, được đánh số chẵn lẻ.
Với thiết kế nhà sơn xanh, mái đỏ đồng bộ, khu dân cư mới của người dân vùng sạt lở được ví như "làng châu Âu" giữa núi rừng Quảng Trị.
Về làng mới được gần 2 tháng, hiện cuộc sống gia đình của ông Hồ Văn Kon (65 tuổi) đã ổn định. Hiện nay, ông Kon cũng đã đầu tư nuôi bò, gà, vịt để có thu nhập.
"Nhà nhiều năm sống dưới triền núi, khi mùa mưa đến, ai cũng thấp thỏm lo sợ. Về đây có nhà khang trang, có điện, nước, lại không lo sạt lở, ai cũng mừng. Ở đây, các cháu đi học gần ngay nhà, mỗi lần chúng tôi ra xã, huyện có việc cũng thuận tiện hơn", ông Kon tâm sự.
Các em nhỏ Bru-Vân Kiều vui đùa tại ngôi làng mới khang trang. Năm học 2024-2025, con đường đến trường của các em sẽ gần hơn khi khu dân cư mới có cả điểm trường mầm non và tiểu học.
Ngoài ra, trường còn có nhà sinh hoạt cộng đồng, phòng nội trú cho giáo viên, hệ thống giếng khoan, đường dây điện...
Vợ chồng bà Hồ Thị Tuôn (50 tuổi) mới chuyển từ khu vực có nguy cơ sạt lở đất về nơi ở mới. Theo bà Tuôn, mỗi gia đình còn được tặng một con bò, tivi và được hỗ trợ gạo trong 3 năm đầu khi chuyển đến nơi ở mới.
Bên cạnh ngôi làng là 7ha ruộng bậc thang được quy hoạch để tạo sinh kế cho người dân. Ông Hồ Văn Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Lập, cho hay, địa phương sắp chia ruộng để bà con sản xuất. Đây là cơ hội, là động lực giúp bà con khu dân cư Cuôi mới có cuộc sống ngày càng tốt đẹp, sung túc hơn.