Người Nhật có một từ để chỉ cảm giác hối tiếc mà họ cảm thấy khi một thứ gì đó có giá trị nhưng lại bị lãng phí: 'mottainai' (もったいない) và từ này cũng đã đại diện cho nhận thức về môi trường của đất nước mặt trời mọc. Người Nhật luôn được ngưỡng mộ bởi môi trường sống xanh và ít ô nhiễm bậc nhất thế giới hiện nay. Ngoài đầu tư vào các công nghệ hiện đại thì ý thức của người dân Nhật Bản là điều mà chúng ta rất đáng học hỏi. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học sinh tại Nhật Bản đã được giáo dục về cách phân loại rác và việc này cũng đã trở thành một “văn hóa” độc đáo của người Nhật. Sau đây Phuong Nam Education sẽ giới thiệu đến các bạn những từ vựng liên quan đến bảo vệ môi trường hay và sẽ có những từ vựng đặc trưng về việc phân loại rác!
Chương trình vay mượn, thiếu giảng viên chuyên ngành
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng nút thắt của các ngành đào tạo liên quan môi trường ở nhiều trường ĐH Việt Nam là chương trình và giảng viên. Chương trình được dạy nặng về lý thuyết, giáo trình học chủ yếu được bản địa hóa từ các giáo trình nước ngoài, nhiều nội dung quan trọng không xuất phát từ những nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam.
Ví dụ, các tài liệu đều nói trồng lúa phát sinh lượng khí nhà kính rất lớn nhưng các số liệu minh chứng chỉ lấy từ các nguồn quốc tế, không có ở Việt Nam. Vậy nên sinh viên ra trường khó áp dụng vào điều kiện ở Việt Nam.
"Nếu muốn đào tạo những ngành phục vụ xu hướng kinh tế môi trường ở Việt Nam, trước hết phải có nghiên cứu, phân tích thực tế với điều kiện trong nước để làm cơ sở cho chương trình đào tạo. Nếu không, việc đào tạo sẽ là lãng phí vì tốn thời gian, tiền bạc nhưng không thể sử dụng", giáo sư Xuân nói.
Bên cạnh đó, theo giáo sư Xuân, những ngành học liên quan đến môi trường hiện nay đang thiếu giảng viên có chuyên môn thực sự. Chẳng hạn, số chuyên gia rành rẽ về khai thác tín chỉ carbon ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay và hầu hết đang làm việc cho các doanh nghiệp đa quốc gia, chỉ một, hai người giảng dạy ở các trường ĐH nên không đủ người giảng dạy.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, kể chuyện: cách đây khoảng 5 năm, ngành ô tô điện được quan tâm và kỳ vọng sẽ thay thế ô tô chạy xăng. Các trường ĐH mở các ngành công nghệ ô tô điện nhằm đón trước nhu cầu nhân lực. Nhưng đến nay, xe điện vẫn không tăng trưởng ở Việt Nam như kỳ vọng, hành lang pháp lý cho loại xe này chưa có, thiếu các trang thiết bị phụ trợ. Điều này đồng nghĩa cơ hội việc làm cho sinh viên các ngành liên quan đến xe điện sau khi ra trường khá ít.
Ông Dũng cho rằng đào tạo phải đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường nên khi thị trường dùng ít người, các trường cũng sẽ tuyển sinh ít đi. "Đào tạo nhân lực cho các ngành mới cần đồng bộ với chiến lược của Nhà nước. Phát triển nhân lực không phải đi trước đón đầu hay đi sau mà phải đi song song với các chính sách phát triển của Nhà nước", ông Dũng nói.
TS Nguyễn Bá Hùng, viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ, nói nếu một xu hướng mới chưa đủ điều kiện để đứng riêng thành một ngành thì các trường có thể lồng nội dung đào tạo vào trong các ngành có liên quan. Ví dụ đào tạo về tín chỉ carbon có thể tích hợp vào các ngành môi trường, nông nghiệp hay lâm nghiệp. Sinh viên nào muốn tìm hiểu sâu sẽ tự tìm tòi, nghiên cứu. Và không nhất thiết mở ngành mới khi nhu cầu thị trường lao động chưa rõ.■
Phó phòng đào tạo một trường ĐH tại TP.HCM cho biết thủ tục mở ngành học mới hiện nay không khó nhưng việc mở ngành mới tùy thuộc vào độ thu hút người học. Với một ngành học được nhiều người quan tâm, các trường sẽ mở thêm nhiều ngành gần để tuyển thêm thí sinh.
Ngược lại, những ngành "ế" thí sinh, các trường sẽ không mở thêm, trừ khi đó là "nhiệm vụ chính trị". Ngành môi trường luôn nằm trong nhóm ngành khó tuyển (tương đương với các ngành khoa học như địa chất học, hải dương học). Có trường có không quá 10 tân sinh viên mỗi khóa cho những ngành này.
Vừa qua, lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao 4 trường ĐH trực thuộc và Trường cao đẳng Lào Cai thí điểm triển khai chương trình đào tạo phát triển thị trường tín chỉ carbon. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng sẽ lựa chọn thêm 3 trường cao đẳng, trung cấp đang đào tạo ngành nghề như tài nguyên môi trường, nông nghiệp để cùng thí điểm đào tạo.
Ông Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhận định việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực tín chỉ carbon đang bị thách thức do tính mới mẻ và phức tạp. Nếu không bắt đầu đào tạo ngay từ bây giờ, Việt Nam có nguy cơ bị tụt hậu so với thế giới và bỏ lỡ cơ hội phát triển trong ngành công nghiệp đầy tiềm năng này.
ThS Nguyễn Trúc Vân (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) cho biết danh mục ngành nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp đã được bổ sung nhiều ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu việc làm xanh như kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải, năng lượng tái tạo, nguồn điện - an toàn - môi trường...
Các ngành nghề thuộc kinh tế xanh như kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải, xử lý nước thải công nghiệp, công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước được xem là ngành nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Hai ngành công nghệ xử lý sản phẩm nông nghiệp thế hệ mới và công nghệ điện năng mới (điện gió, điện mặt trời) được đưa vào danh mục ngành trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Bên cạnh đó, chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ TVET Việt Nam) đã hỗ trợ nhiều cơ sở đào tạo lao động liên quan đến phát triển xanh. Cụ thể, hỗ trợ 3 trường cao đẳng đào tạo xử lý nước thải theo tiêu chuẩn CHLB Đức, hỗ trợ Trường cao đẳng Cơ giới thủy lợi Đồng Nai đào tạo ngành điện tử năng lượng và công nghiệp tòa nhà và công nghệ cơ khí, sưởi ấm và điều hòa không khí.
GIZ TVET Việt Nam cũng phối hợp triển khai dự án phát triển Trường cao đẳng Nghề Ninh Thuận thành trung tâm đào tạo về năng lượng tái tạo. Chương trình còn dự kiến hỗ trợ thành lập thí điểm hội đồng kỹ năng nghề xử lý nước thải và năng lượng tái tạo để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp ở lĩnh vực này.
Trong xã hội Nhật Bản, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng, do vậy, khi thiết kế chương trình phát triển cộng đồng, Chính phủ luôn chú trọng đến vai trò của người phụ nữ. Hiện nay ở Nhật Bản có khoảng 25.000 tổ chức phụ nữ hoạt động trong các lĩnh vực xã hội khác nhau có liên hệ chặt chẽ với Liên đoàn các tổ chức phụ nữ Nhật Bản. Vì vậy, sự tham gia của phụ nữ vào công tác BVMT mang đến sự thay đổi quan trọng trong việc thực hiện các quy định về BVMT trong cộng đồng và mỗi gia đình.
Phụ nữ Nhật Bản rất tiết kiệm và không xả rác nơi công cộng, công sở. Khi đi làm công sở, họ thường mang theo túi đựng rác sinh hoạt hàng ngày. Hết giờ làm việc, họ mang túi đựng giác đó ra đúng nơi quy định và việc làm này trở thành thói quen hàng ngày. Phụ nữ Nhật Bản chú ý đến việc phân loại rác sinh hoạt theo rác cháy và không cháy, rác kích thước lớn và rác tái tạo. Rác cháy bao gồm tất cả các thức ăn dư thừa khi ăn trưa ở nơi làm việc, giấy vụn... Rác không cháy bao gồm các đồ dùng bằng kim loại hỏng hóc, pin đã qua sử dụng, chai lọ thủy tinh, kim loại… Đối với các loại rác có kích thước lớn (kích thước mỗi bề khoảng hơn 60 cm) như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy vi tính không sử dụng thì phải liên hệ với trung tâm xử lý rác kích thước lớn và mất phí xử lý. Việc phân loại và vứt rác đúng ngày, đúng nơi quy định là một trong những quy tắc sống của người phụ nữ Nhật Bản.
Phân loại rác đã trở thành thói quen của người dân Nhật Bản
Đặc biệt, họ không có thái độ e ngại khi sử dụng đồ cũ, hàng tái chế bởi ở đây có những cửa hàng chuyên thu mua đồ dùng có thể tái sử dụng. Sau khi trải qua quá trình tẩy rửa, chỉnh sửa, các vật dụng được phục hồi gần như mới và bày bán cho mọi người có nhu cầu. Vật dụng gia đình dạng này rẻ hơn, hấp dẫn nhiều phụ nữ lựa chọn mua về sử dụng trong gia đình. Thậm chí, khi hàng có ít, người mua nhiều, họ còn phải tổ chức bắt thăm lựa chọn khách hàng may mắn được sở hữu món đồ tái chế. Tâm lý không e ngại sử dụng đồ cũ của phụ nữ Nhật Bản sẽ giảm bớt lượng rác thải phải xử lý, đồng thời tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí cho các gia đình, nhà máy xử lý rác thải ở Nhật Bản.
Trong gia đình Nhật Bản, vai trò của người phụ nữ rất quan trọng, do đó người phụ nữ được khuyến khích tham gia những buổi tập huấn về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình bởi các tổ chức an sinh xã hội. Khi tham gia vào các khóa tập huấn kỹ năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe gia đình, phụ nữ có điều kiện tiếp cận với thông tin mới, đồng thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để vận dụng trong cuộc sống gia đình. Do vậy, có rất nhiều chương trình BVMT, bảo vệ sức khỏe cho người dân của Chính phủ được phụ nữ Nhật Bản thực hiện thành công như Chương trình thúc đẩy mở rộng và khuyến khích việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Ở Nhật Bản, nếu doanh nghiệp nào không quan tâm đến BVMT, sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay và điều tất yếu các sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất sẽ tự bị đào thải khỏi thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã phát động chiến dịch khuyến khích người dân đi ngủ sớm một giờ đồng hồ và cũng dậy sớm một giờ đồng hồ để giảm phát thải khí CO2 tại các hộ gia đình. Chương trình kêu gọi mọi người sử dụng ánh sáng mặt trời buổi sớm để nâng cao chất lượng cuộc sống bằng các hoạt động như chạy bộ, tập yoga và ăn một bữa ăn giàu dinh dưỡng... Những chương trình trên đều có sự tham gia vào cuộc tích cực của phụ nữ Nhật bởi họ là người chăm lo những bữa ăn, sức khỏe cho cả gia đình.
Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy, khi vai trò của người phụ nữ được khẳng định và đề cao trong cuộc sống thì trách nhiệm BVMT sẽ đi vào đời sống thực tiễn, tạo thành thói quen, tính cách của người Nhật Bản. Phụ nữ Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng của người phụ nữ Á Đông với các đức tính chăm chỉ, cẩn thận, chu đáo chăm lo cho gia đình. Những kinh nghiệm từ việc làm nhỏ nhưng hiệu quả cao ở phụ nữ Nhật Bản là những bài học giúp cho phụ nữ Việt Nam trong việc nâng cao ý thức phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, sử dụng tiết kiệm năng lượng và cả tâm lý sử dụng đồ cũ ngày một tốt hơn.
Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 11/2013