- Ngày 1: Xuất phát Hà Nội - đường mòn Hồ Chí Minh - Hoà Bình - Ninh Bình - Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh - Phong Nha - Quảng Bình >>> 560 km (Tối nghỉ ở Quảng Bình).
Các bước cơ bản khi lái ô tô số tự động
Người lái cần nắm rõ Luật Giao Thông mới nhất, đặc biệt là ý nghĩa các biển báo giao thông. Đây là điều rất quan trọng giúp bảo vệ bản thân và những người cùng tham gia giao thông.
Điều đầu tiên khi bước vào xe là kiểm tra vị trí ngồi. Hãy điều chỉnh ghế ngồi sao cho có được tư thế đạp chân ga/chân phanh và điều khiển vô lăng thoải mái nhất.
Kiểm tra gương chiếu hậu trong và ngoài
Gương chiếu hậu xe rất quan trọng. Do đó cần kiểm tra và điều chỉnh gương chiếu hậu để có được tầm quan sát tốt nhất. Lưu ý hạn chế tối đa việc chỉnh gương khi đang lái xe vì sẽ rất nguy hiểm.
Sau khi đã có được tư thế ngồi tốt nhất, có được tầm nhìn rộng nhất qua các gương chiếu hậu, người lái cần thắt dây an toàn. Đây là bước bắt buộc phải có. Vì thắt dây an toàn sẽ giúp bảo vệ, giảm thiểu chấn thương nếu xảy ra va chạm.
Kiểm tra một lượt tình trạng xe thông qua những thông tin trên cụm đồng hồ sau vô lăng. Hãy chắc chắn rằng tình trạng xe bình thường và đã sẵn sàng khởi động.
Nắm rõ các ký hiệu xe số tự động trên cần số
Để lái xe số tự động, người lái cần nắm rõ, hiểu ý nghĩa các ký hiệu số tự động trên cần số. Nhìn chung, các ký hiệu trên hộp số tự động là giống nhau ở hầu hết các dòng xe hơi. Chúng thường là chữ cái viết tắt của các từ tiếng Anh mô tả chức năng tương ứng. Cụ thể:
Một số ký hiệu số tự động ô tô mở rộng:
✔️ Hành lý, dụng cụ cần thiết phải mang theo
- Bộ đồ sơ cứu: băng cá nhân, bông, keo dán, băng gạc...
- Thuốc: thuốc say xe, thuốc ho, thuốc đau đầu - cảm, thuốc dị ứng, thuốc đau bụng, bù điện giải, kem chống nắng, kem chống muỗi, men tiêu hoá..
- Đồ vệ sinh cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu, sữa tắm, dầu gội đầu...
- Dụng cụ cắm trại để hưởng thụ những quang cảnh núi rừng thơ mộng trên cung đường đi: lều cắm trại, túi ngủ, dụng cụ nấu nướng, bàn ghế gập gọn...
- Sạc pin dự phòng, loa nghe nhạc, áo khoác gió
- Và nhớ mang giấy tờ tuỳ thân đầy đủ để nghỉ ngơi tại khách sạn, home stay...
Ngày 1: Xuất phát từ Hà Nội - Vinh 300km - 5 tiếng
Ngày 2: Vinh - Đồng Hới 200k - 4 tiếng
Ngày 3: Đồng Hới - Hội An 300km - 5 tiếng
Ngày 4: Nghỉ ngơi tại Đà Nẵng - Hội An
Ngày 5: Hội An - Quy Nhơn 290km - 5 tiếng
Ngày 6: Quy Nhơn - Cam Ranh 260km - 4 tiếng
Ngày 7: Cam Ranh - Phan Thiết - 200km - 4 tiếng
Ngày 8: Nghỉ ngơi tại Khánh Hoà
Ngày 9: Phan Thiết - Sài Gòn - 200km - 3 tiếng
Ngày 10: Sài Gòn - Cần Thơ - 170km - 3 tiếng
Ngày 11: Cần Thơ - Cà Mau 150km - 5 tiếng
Ngày 12: Cà Mau - Rạch Giá 130km - 3 tiếng
Ngày 13: Nghỉ ngơi tại Mũi Cà Mau
Ngày 14: Rạch Giá - Châu Đốc 100km - 2 tiếng
Ngày 15: Châu Đốc - Cao Lãnh 100km - 2 tiếng
Ngày 16: Nghỉ ngơi tại Châu Đốc
Ngày 17: Cao Lãnh - Sài Gòn 150km - 3 tiếng
Ngày 18: Sài Gòn - Đồng Xoài 100km - 2 tiếng
Ngày 19: Đồng Xoài - Gia Nghĩa 120km - 3 tiếng
Ngày 20: Gia Nghĩa - Buôn Ma Thuột 120km - 3 tiếng
Ngày 22: Buôn Ma Thuột - Pleiku 180km - 4 tiếng
Ngày 23: Pleiku - Măng Đen - 105km - 2 tiếng
Ngày 25: Măng Đen - Quảng Ngãi 130km - 3 tiếng
Ngày 26: Quảng Ngãi - Bà Nà 160km - 3 tiếng
Ngày 27: Bà Nà - Đông Hà 200km - 4 tiếng
Ngày 28: Đông Hà - Kỳ Anh 200km - 4 tiếng
Ngày 29: Kỳ Anh - Sầm Sơn 240km - 4 tiếng
Ngày 30: Sầm Sơn - HN 180km - 3 tiếng
Em không yên tâm nên mở cả Maps Điện thoại lên nữa các Bác ạ. Chứ cũng toàn đường lớn dễ đi. Lịch trình nhà em hơi căng 2 ngày đầu vì đi chinh phục cực đông. Sau đó mới nhởn nhơ.
Hành trình 10 ngày tự tổ lái khoảng 3313km đi qua 18 tỉnh thành:
- Chặng 1: Hà Nội - Đồng Hới (Quảng Bình) - 534km
- Chặng 2: Quảng Bình - Quảng Trị - TT Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Quy Nhơn: 615km
+ Quy Nhơn - Đầm Thị Nại - Đồi cát Phương Mai - Eo Gió - Hòn Khô - Ghềnh Ráng Tiên Sa - Hàm Mạc Tử 73km
- Chặng 3: Quy Nhơn - Nhất Tự Sơn - Cầu Ông Cọp - Ghềnh Đá Đĩa - Tháp Nghinh Phong - Tuy Hoà 130km
- Chặng 4: Tuy Hoà - Hải Đăng, Mũi Điện Đại Lãnh (Tuy Hoà, Phú Yên) - Bến tàu 0 Số - Chợ Đầm Môn 72km
Chinh phục Mũi Đôi - Điểm Cực Đông
- Chặng 5: Ninh Hoà - Buôn Mê Thuột (Đaklak) - Pleiku Gia Lai 400km
- Chặng 6: Pleiku Gia Lai - Biển Hồ - Chẹc in Cột mốc Ngã Ba Đông Dương - KonTum 236km
- Chặng 8: Huế - Thánh Địa La Vang - Thành Cổ Quảng Trị - Cầu Hiền Lương, Sông Bến Hải - Địa Đạo Vĩnh Mốc - Đồng Hới - Hà Tĩnh 354km.
- Chặng 9: Hà Tĩnh - Ngã Ba Đồng Lộc - Hà Nội 370km
Thực ra năm 2006 Em đã đi Xuyên Việt HN - TPHCM bằng ô tô của Công ty rồi. Cũng đi qua nhiều tỉnh thành công tác sau đó. Nhưng chỉ là công việc nên chuyến đi này ý nghĩa nhất với mình là thoả lòng bao lâu nay mong một lần được qua "Vùng đất lửa" Quảng Trị - thăm các địa danh ghi dấu những mất mát đau thương nhưng vô cùng hào hùng thế hệ cha anh trong kháng chiến chống Mỹ mà mình mới chỉ xem qua các bộ phim điện ảnh cách mạng: Cầu Hiền Lương bắc qua Sông Bến Hải - nơi Vĩ Tuyến 17 chia cắt đất nước, Thành Cổ Quảng Trị, Địa Đạo Vĩnh Mốc và qua Hà Tĩnh dâng hương tại Ngã Ba Đồng Lộc.
Cảm nhận cả chuyến đi là đường đi giờ quá đẹp, nhất là Tây Nguyên đại ngàn.
✔️ Chọn loại xe ô tô nào để đi xuyên Việt
- Ưu tiên chọn loại xe mới, dòng SUV, gầm cao, rộng rãi như: Kia Carnival, Kia Sedona, Ford Explorer, Toyota Land Cruiser, Toyota Fortuner, Hyundai Santafe ...để lái thoải mái và rộng rãi nghỉ ngơi, xếp đồ.
- Nếu xe cũ thì Bạn nên bảo dưỡng toàn bộ xe trước khi khởi hành.
- Nên thay dầu, nước làm mát két nước, kiểm tra kỹ lốp (nếu mòn thì nên thay luôn), lốp dự phòng, bộ đồ nghề tháo lốp, đồ vá lốp khẩn cấp, bơm điện, kiểm tra phanh.
- Có 2 người thay nhau lái thì sẽ an toàn và đỡ mệt hơn nhiều
- Đi đúng tốc độ và đảm bảo an toàn giao thông.
Đạp phanh khi chuyển số từ vị trí P hoặc N
Trong bất kỳ trường hợp nào, khi cần chuyển số từ vị trí P hoặc N sang những số khác, người lái phải luôn đạp chân phanh. Tuyệt đối không đạp chân ga khi chuyển số từ P hoặc N sang số khác. Vì dễ gây tăng tốc đột ngột. Ngoài ra cũng cần đạp phanh khi chuyển số khác về số N để tránh bị mất lái.
Khi xe đang tạm dừng, rất nhiều người vô ý để chân chờ trên bàn đạp ga. Điều này đã sai với quy tắc “không ga thì phanh” và rất nguy hiểm. Bởi nếu xảy ra tình huống bất ngờ, người lái rất dễ đạp luôn vào chân ga. Dẫn đến tình trạng tăng tốc đột ngột, mất kiểm soát. Vì thế, nếu không cần đạp ga, người lái xe nên thay đổi mũi chân của mình sang hướng bàn đạp phanh.
Nhiều người có thói quen đặt chai lọ hay các vật dụng khác ở sàn xe, ngay dưới ghế lái. Điều này rất nguy hiểm bởi những món đồ này có thể lăn vào, gây kẹt chân ga, chân phanh. Do vậy, tuyệt đối không đặt bất kỳ đồ vật nào ở khu vực sàn xe ghế lái. Bên cạnh đó, chủ xe cũng nên thường xuyên vệ sinh cabin để đảm bảo khu vực này sạch sẽ và thông thoáng. Có thể sử dụng các loại thảm sàn ô tô chống trượt.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng xe
Nếu hệ thống vận hành của xe xảy ra lỗi, hệ thống đèn báo lỗi hộp số ô tô ở cụm đồng hồ sau vô lăng sẽ bật sáng. Trong quá trình sử dụng xe, người lái nên chú ý quan sát hệ thống đèn báo này. Nếu thấy đèn báo lỗi bật sáng nên chủ động đưa xe đến gara kiểm tra càng sớm càng tốt. Ngoài ra, để hộp số vận hành êm ái cần kiểm tra và thay dầu hộp số định kỳ.
1. Chuyển số N khi thả dốc hoặc sắp dừng đèn đỏ
Thói quen này được ghi nhận ở nhiều tài xế với suy nghĩ để tiết kiệm xăng/dầu vì khi ở chế độ N (còn gọi là chế độ mo), động cơ hoạt động với vòng tua thấp nhất. Tuy nhiên, cần số ở chế độ N chỉ dành cho xe đỗ một chỗ, lúc này dầu hộp số không được bơm để bôi trơn. Nếu xe đang chuyển động mà chuyển số về N, các chi tiết bên trong hộp số sẽ vẫn hoạt động mà không có dầu bôi trơn, về lâu dài sẽ dẫn đến hao mòn và hư hỏng.
Trong các hư hỏng của ô tô, hộp số thường là chi tiết đắt tiền thứ hai sau động cơ. Vì vậy, các tài xế có thói quen trên nên thay đổi bởi chi phí sửa chữa hộp số không tương xứng với mức tiết kiệm nhiên liệu không đáng kể.
2. Mồi ga trước khi cho xe chuyển động
Rất nhiều người có thói quen trước khi chuyển số sang D (chế độ tự động chuyển số để đi) đều mồi ga với vòng tua tăng bất ngờ, thậm chí là rú ga với quan niệm cho nóng máy hoặc để thổi bớt lớp muội than đóng ở ống xả phía sau. Tuy nhiên đây là sai lầm tai hại có thể dẫn đến hỏng hộp số.
Việc đạp ga tại chỗ tạo ra một cú "sốc" lớn cho hộp số, dẫn đến ma sát nhiều hơn giữa các bộ phận bên trong, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng các bộ phận của hộp số như dây đai, bánh răng,... Và khi phải hạ hộp số để sửa chữa, chi phí sẽ không hề rẻ.
3. Chuyển sang chế độ đỗ xe trước khi dừng hoàn toàn
Một số tài xế thường tỏ ra gấp gáp chuyển sang số P (chế độ đỗ) khi xe chuẩn bị dừng lại hoặc vừa lăn bánh vào vị trí đỗ. Đây là sai lầm tai hại bởi nó sẽ là con đường nhanh nhất để đưa xe vào nằm xưởng sửa chữa.
Việc chuyển sang chế độ đỗ sẽ khiến chốt khóa bên trong hộp số va vào bánh răng hành tinh vẫn đang chuyển động, khiến tăng nguy cơ gãy chốt khoá. Theo các chuyên gia, thao tác đúng khi đỗ xe là đạp phanh chân cho xe dừng hẳn -> về N -> kéo phanh tay -> về P -> tắt máy.
4. Lên xe là đi, không cần làm nóng động cơ
Nổ máy, cài số và đi dường như là thao tác thường thấy của nhiều tài xế, nhất là ở các thành phố có cuộc sống gấp gáp. Đó là một sai lầm, đặc biệt là vào mùa đông. Khi qua một đêm đỗ xe hoặc dừng lâu, dầu động cơ lắng lại và có thể di chuyển chậm khi thời tiết lạnh. Khi nổ máy và để chế độ chạy không tải khoảng 1 phút, dầu sẽ nóng dần lên và bơm dầu hoạt động giúp bôi trơn toàn bộ chi tiết bên trong động cơ.
Nếu đi luôn mà không chờ đợi, về lâu dài sẽ khiến một số chi tiết của động cơ bị mài mòn, nhanh phải sửa chữa. Đối với các dòng xe số tự động đời cũ, người lái sau khi nổ máy nên chờ vòng tua động cơ trở về mức thấp nhất (700-800 vòng/phút), thời gian này có thể kéo dài hơn 1 phút, rồi mới chuyển số và di chuyển.
5. Bỏ quên chế độ chuyển số tay
Trên hầu hết các xe số tự động hiện nay đều có tính năng chuyển số tay, số thể thao trên cần số hoặc lẫy chuyển số sau vô-lăng. Những tính năng này không chỉ là tăng trải nghiệm cho tài xế mà còn được vận dụng khi lái xe đổ dốc, đèo bởi khi cài số thấp, vòng tua động cơ tăng cao sẽ hình thành lực hãm từ động cơ góp phần giảm tải cho hệ thống phanh.
Tuy nhiên, một số tài xế lại có thói quen chỉ lái xe ở một chế độ là D, bỏ qua thao tác chuyển số tay khi đi đèo dốc. Nếu xe không có chế độ đổ đèo, dốc thì thói quen này hết sức tai hại vì khiến tài xế thường xuyên dùng phanh nhiều hơn bình thường. Quá trình rà phanh sẽ làm phanh nóng và rất dễ dẫn đến việc cháy má phanh, mất kiểm soát.
Thói quen điều khiển ô tô bằng cả hai chân dù không nhiều nhưng vẫn có tài xế mắc phải. Nguyên nhân được hình thành từ việc đã lái xe số sàn nhiều trước khi chuyển sang số tự động. Nếu như dùng cả chân trái và phải là cách làm bắt buộc khi điều khiển xe số sàn, để đảm bảo thao tác cắt côn, đạp ga và phanh trong quá trình xe di chuyển thì với xe số tự động, thao tác dùng chân chỉ còn là phanh và ga.
Theo quy tắc an toàn, chân ga và phanh thường chỉ được điều khiển bằng một bàn chân do thiết kế hai bàn đạp này ở gần nhau. Trường hợp tài xế cố tình dùng cả chân trái và phải để tham gia điều khiển chân phanh, ga, sẽ dễ dẫn đến không gian thao tác chật hẹp, nhất là chân trái ở vị trí tréo ngoe, không thoải mái, trong trường hợp cần phanh gấp thì lực đạp sẽ không đủ hoặc mất kiểm soát.