Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên Thuộc

Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên Thuộc

Nghiên cứu nền văn hóa Đông Sơn (Thanh Hóa), Óc Eo (Đồng Nai), Dốc Chùa (Bình Phước) cùng tồn tại song song trong thời kỳ đầu Công nguyên cho thấy có mối liên hệ mật thiết văn hóa với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, chứng tỏ đã có sự giao thương văn hóa một cách mạnh mẽ.

LịCH SỬ KHÔNG GIAN VĂN HÓA LỤC BỘ

Vào năm 1879, vua Tự Đức cho xây dựng Chánh Mông Đường (nơi dành cho vua con Đồng Khánh khi còn nhỏ học tập). Năm 1881, vua Tự Đức cho xây dựng Dục Đức Đường. Đến thời vua Thành Thái cho đổi thành nhà Tôn học. Rồi sau đó là nơi làm việc của Thượng thư bộ Học, và cuối cùng là văn phòng của Phủ phụ chính đại thần.

Lục Bộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, gắn liền với sự hình thành, phát triển và suy tàn của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Lục Bộ, bao gồm:

+ Bộ Lại: có nhiệm vụ quản lý quan lại thuộc ban Văn, có nhiệm vụ bổ dụng, thuyên chuyển, thăng thưởng, khảo sát, phong tước, phong tặng… tương đương Bộ Nội vụ ngày nay.

+ Bộ Lễ: Bộ chuyên trách về nghi lễ, giáo dục, ngoại giao.

+ Bộ Hộ: đảm trách công việc tài chánh, thuế khóa, ruộng đất, tiền tệ, kho tàng, lương thực, hóa vật v.v. tương đương Bộ Tài chính ngày nay.

+ Bộ Binh: giữ việc binh nhung, quân cấm vệ, xe ngựa, đồ nghí trượng, khí giới, giữ việc biên giới, lính thú, nhà trạm, phố xá, nơi hiểm yếu, việc khẩn cấp, tuyển dụng chức võ, tương đương với bộ Quốc Phòng.

+ Bộ Hình: giữ việc luật lệnh, hình phạt án tù, ngục tụng và xét xử người phạm tội ngũ hình, tương đương với bộ Luật.

+ Bộ Công: chuyên trách xây dựng cung điện, thành trì, lăng tẩm; chế tạo tàu thuyền, xe cộ, mua sắm nguyên vật liệu… tương đương Bộ Xây dựng ngày nay.

KHÔNG GIAN VĂN HÓA LỤC BỘ thuộc quần thể Di Tích Cố Đô Huế đã khai trương vào ngày 27 tháng 11 năm 2015. Tại đây có các hoạt động văn hóa diễn ra, bao gồm:

1. Giới thiệu Văn hóa HuếTrưng bày và giới thiệu các sản phẩm truyền thống Huế như Mây tre đan, hàng lưu niệm cung đình, Diều Huế, Hoa giấy Thanh Tiên, Nón bài thơ, Thư pháp, lò nấu rượu Làng Chuồn, Tranh Gương Xứ Huế và các sản phẩm handmade.

2. Ngự phẩm Cung đình NguyễnTrưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm Ngự Trà – Ngự Tửu cung đình triều Nguyễn, với các sản phẩm đặc sắc như Tịnh Tâm Liên Hoa Ngự Trà, Hoàng Triều Ngự Tửu…

3. Trải nghiệm du lịch Nghề truyền thống Huế Du khách có thể cùng các nghệ nhân tự tay mình làm ra các sản phẩm truyền thống Huế: Làm hoa giấy Thanh Tiên

Giới thiệu và thưởng thức một số loại Ngự trà Cung đình Nguyễn như Tịnh Tâm Liên Hoa Ngự Trà, Thượng Viện Ngự Trà…

5. Đặc sản Cố đô HuếTrưng bày và bán các loại mứt, bánh đặc sản Huế. KHÔNG GIAN VĂN HÓA LỤC BỘ thực sự là không gian văn hóa thu nhỏ, đậm đà bản sắc xứ Huế, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.Chi tiết xin liên hệ:

Facebook: https://www.facebook.com/LucBo.hue

Nhận diện, chọn lọc và bảo tồn đúng hướng

Trước hết, muốn bảo tồn và phát huy hệ thống di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, chúng tôi thiết nghĩ phải nhận diện một cách khách quan và đầy đủ các giá trị cần được lưu giữ và trao truyền. Trên cơ sở nhận diện mới chọn lọc được những tinh hoa văn hóa để bảo tồn, phát huy và xây dựng những giá trị văn hóa mới phục vụ sự phát triển bền vững.

Theo đó, khi tìm hiểu, nghiên cứu, nhận diện một vùng văn hóa hoặc một nền văn hóa nào đó, cần dựa vào hai bộ công cụ quan trọng: Hệ tọa độ ba chiều (chủ thể văn hóa, không gian văn hóa, thời gian văn hóa) và các đặc trưng văn hóa (tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử). Sự nghiên cứu chuyên sâu này giúp cho việc nhận diện được bản sắc văn hóa tộc người. Từ đó, tránh được việc nói đến văn hóa Tây Nguyên không nói bản sắc chung chung mà phải là bản sắc văn hóa tộc người. Tuy nhiên, nhận diện và khái quát được bản sắc văn hóa tộc người là vấn đề hết sức khó khăn nhưng phải bắt đầu từ những dấu hiệu bao gồm: Giá trị tinh thần, tồn tại tương đối lâu dài, có tác dụng chi phối các đặc điểm khác, có khả năng khu biệt nền văn hóa này với nền văn hóa khác…

Mặt khác, chúng ta cũng cần nhận thức rằng, bất kỳ nền văn hóa nào cũng trải qua quá trình giao lưu, hội nhập. Vì vậy cần đặt những yếu tố truyền thống trên cơ sở hồi cố, truy nguyên và mô tả trong xã hội hiện đại để thấy rõ sự biến đổi có thể theo chiều hướng tiếp biến hoặc theo chiều hướng mai một bản sắc. Nếu theo cách nhìn này, chúng ta có thể luận giải về một số phương diện cơ bản của văn hóa truyền thống của các tộc người Tây Nguyên trong xã hội đương đại, như sau: Tín ngưỡng đa thần của đồng bào gắn liền với chuỗi nghi lễ nông nghiệp; từ đó hình thành một hệ thống lễ hội: Từ lễ cúng Thần Đất, Thần Núi... đến cầu mùa, mừng lúa mới, bỏ mả...

Hiện nay, điều kiện tự nhiên bị phá vỡ, tập quán mưu sinh thay đổi cùng với sự chi phối của các tôn giáo, các lễ hội truyền thống hầu như vắng bóng. Thay vào đó là các “lễ hội mới” do chính quyền tổ chức. Ở đó, vẫn có nghi lễ cầu thần, hiến tế, diễn tấu cồng chiêng nhưng ý nghĩa và giá trị tinh thần đã được chuyển dịch. Ðiều hành xã hội bằng luật tục trong thiết chế cổ truyền là một biểu hiện độc đáo của đồng bào các dân tộc bản địa Tây Nguyên; khi chưa có luật pháp, công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội chính là luật tục (tập quán pháp). Ðó là một hệ thống văn bản truyền miệng bằng văn vần chế định tất cả mọi phương diện của đời sống xã hội và được cả cộng đồng triệt để tuân thủ.

Hiện nay, nhiều nội dung của luật tục mang tính hủ tục và có độ vênh, thậm chí trái với luật pháp nhưng vẫn có nhiều nội dung tích cực cần được khai thác. Nghệ thuật diễn xướng và nhạc cụ cổ truyền của các tộc người có nhiều biến đổi. Đặc biệt, nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng cổ truyền vốn được tiến hành rất nghiêm ngặt từ các bản tấu, nghệ nhân, không gian, hoàn cảnh đến chức năng cơ bản là tế lễ nhưng nay những quy chuẩn mang giá trị truyền thống đã bị mai một nhiều, đặc biệt là mất đi không gian thiêng vốn dĩ. Hát kể sử thi, dân ca, dân nhạc, dân vũ vẫn được duy trì nhưng thiếu linh hồn vì tâm lý, ý thức cộng đồng và không gian diễn xướng thay đổi. Kiến trúc dân gian đặc sắc của nhiều tộc người chính là nhà dài. Tuy nhiên hiện nay loại hình kiến trúc này đã dần vắng bóng và thay vào đó là những thiết chế văn hóa hiện đại, mà nhà văn hóa cộng đồng là một thí dụ. Ðiều đáng quan tâm là những thiết chế văn hóa đó lại xa rời truyền thống văn hóa tộc người từ vị trí, kiến trúc, trang trí đến công năng…

Trong điều kiện hiện nay, để góp phần bảo tồn và phát huy hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên, theo chúng tôi, cần giải quyết một số vấn đề quan trọng như sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cần gắn với việc nghiên cứu kinh tế - xã hội đương đại. Thứ hai, khi chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống xã hội, cần tiếp tục có sự tư vấn của các nhà khoa học. Thứ ba, tránh triển khai các đề án mang tính chủ quan, áp đặt, thiếu khoa học. Thứ tư, cần bảo tồn có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm; bảo tồn phải gắn liền với khai thác, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, tức là bảo tồn động, bảo tồn trong sự phát triển. Thứ năm, các cơ quan Nhà nước chỉ nên đóng vai trò định hướng, quản lý và huy động các nguồn lực phục vụ cho việc nghiên cứu và phục dựng các giá trị cổ truyền, tránh những sự can thiệp phi chuyên môn…

“Phục hồi” niềm tự hào và ngôn ngữ tộc người

Trong thời gian qua, chúng tôi từng tham gia hai đề tài nghiên cứu khoa học: “Phát huy mặt tích cực của luật tục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng để xây dựng thôn buôn văn hóa” và “Nghiên cứu thực trạng Nghề thủ công của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đề xuất giải pháp phát triển”. Kết quả nghiên cứu của hai đề tài trên đã cung cấp cho các cấp chính quyền những luận cứ khoa học quan trọng nhằm phát huy mặt tích cực của luật tục trong xã hội hiện đại và phát triển nghề thủ công, nhưng trên hết vẫn là mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Cơ Ho, Mạ, Chu Ru và một số dân tộc bản địa khác.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực trạng đáng lo ngại: Luật tục vẫn còn nhiều mặt tích cực trong giải quyết các quan hệ dân sự như duy trì văn hóa truyền thống, tranh chấp, từ hôn… Xử lý bằng luật tục có kèm theo hình phạt nhưng luôn hướng đến sự hòa giải và đoàn kết. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, mặt tích cực đó khó có thể phát huy vì: Thiết chế cổ truyền đã bị phá vỡ, vị thế thủ lĩnh tinh thần và vai trò phán xử của già làng đã mờ nhạt; những câu luật tục bằng văn vần truyền miệng đã trở nên khó hiểu và xa lạ đối với thế hệ trẻ; luật pháp Nhà nước đã được chế định và chi phối tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghề thủ công truyền thống của đồng bào chủ yếu là dệt thổ cẩm, ủ rượu cần, đan lát, rèn, đúc nhẫn bạc, làm gốm... Sản phẩm của các nghề này chứa một hàm lượng văn hóa tộc người rất cao nhưng hiện nay đang tồn tại lay lắt, thậm chí có một số nghề đã mất hẳn. Sự mai một đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do sản phẩm của nghề thủ công của đồng bào chưa phải là hàng hóa (chỉ để đổi chác trong buôn làng), nguồn nguyên liệu khan hiếm, kỹ thuật chế tác giản đơn, ý thức học nghề và truyền nghề không cao, sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp…

Từ các kết quả khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi cũng đã xác định một số nguyên nhân dẫn đến sự mai một, phai nhạt các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có hệ thống tri thức bản địa quý giá. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là sự chi phối của quy luật phát triển của lịch sử - văn hóa; sự thay đổi của môi trường tự nhiên, xã hội; vấn đề bản lĩnh văn hóa trong việc xử lý các yếu tố ngoại lai và trách nhiệm của các cơ quan quản lý bởi cách làm hời hợt và áp đặt. Sự biến đổi cũng dẫn đến ba nguy cơ sau: Làm biến mất bản sắc văn hóa tộc người; con người Tây Nguyên sẽ mất điểm tựa văn hóa, từ đó dẫn đến xa rời cộng đồng, mất phương hướng tự điều chỉnh và tự giáo dục; phá vỡ tính ổn định và phát triển bền vững của xã hội…

Chúng ta cũng nhận thức rằng, tiếng nói là biểu hiện sinh động và mạnh mẽ nhất của bản sắc văn hóa tộc người, nhưng hiện nay, ở cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, hiện tượng quên dần tiếng mẹ đẻ đang diễn ra khá phổ biến ở lớp trẻ. Biểu hiện rõ nhất là vốn từ tiếng mẹ đẻ của họ nghèo nàn nên thường phải mượn từ tiếng Việt thay thế. Theo ghi nhận của chúng tôi, còn rất ít bạn trẻ nhớ và sử dụng được những từ thuộc về văn hóa cổ truyền. Nguyên nhân có thể do môi trường, điều kiện giao tiếp và thực hành tiếng mẹ đẻ của thế hệ trẻ ngày càng ít đi, từ đó, họ hình thành tâm lý ngại dùng. Ðiều này càng làm cho họ phai nhạt niềm tự hào dân tộc, dần mất đi tâm hồn và tính cách dân tộc, xa rời những giá trị cơ bản của văn hóa tộc người. Trong quá trình tham gia công việc giảng dạy tiếng đồng bào Cơ Ho, Mạ cho cán bộ, công chức người Kinh đang công tác trong vùng dân tộc, chúng tôi cũng khích lệ họ học để giao tiếp với đồng bào, yêu thêm con người và văn hóa của đồng bào. Đồng thời, đó cũng là cách tạo thêm cảm hứng để đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là những người trẻ, biết trân trọng hơn ngôn ngữ của chính họ và cố gắng bảo tồn và phát huy.

Cũng đã có những tín hiệu vui, thời gian gần đây, chuyện hơi có vẻ “ngược dòng” là từng có một vài sinh viên người dân tộc thiểu số đề nghị chúng tôi dạy thêm cho họ ngôn ngữ mẹ đẻ. Có người thấy “lạ”, nhưng chúng tôi cho đó là hiện tượng tất yếu của một lớp người trẻ biết yêu và tha thiết bảo tồn ngôn ngữ của tổ tiên họ. Bởi, như trên đã nói, thế hệ trẻ đang bị mất dần không gian giao tiếp và điều kiện thực hành nên họ lúng túng, khô cứng và thiếu linh hồn khi dùng tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó, đại đa số người trẻ không biết viết, không biết đọc, tức là mù chữ ngôn ngữ tộc người nên quá trình quên tiếng mẹ đẻ càng diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Câu chuyện có vẻ “ngược dòng” này lại phản ánh rất đúng thực trạng hiện nay trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ hiện tượng này, chúng tôi thiết nghĩ, có lẽ, phải bắt đầu sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền bằng việc thúc đẩy bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Tiếng nói của đồng bào vọng âm từ quá khứ, kết nối bao thế hệ, sẽ là những thanh âm quan trọng nhất cất lên niềm tự hào tộc người. Đó là niềm tự hào chính đáng, rất đáng trân trọng và cần được bảo vệ…

Văn hóa phương Tây (hay văn hóa Tây phương, đôi khi được đánh đồng với văn minh phương Tây, thế giới phương Tây, xã hội phương Tây và văn minh phương Tây) là di sản của các chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức, truyền thống, phong tục, hệ thống niềm tin, chế độ chính trị và tạo tác cụ thể và công nghệ có nguồn gốc hoặc liên kết với châu Âu. Thuật ngữ này cũng được áp dụng ngoài châu Âu cho các quốc gia và nền văn hóa có lịch sử được kết nối mạnh mẽ với châu Âu bằng cách nhập cư, thuộc địa hoặc ảnh hưởng. Ví dụ, văn hóa phương Tây bao gồm các quốc gia ở châu Mỹ và châu Úc, có ngôn ngữ và dân tộc thiểu số là người châu Âu. Văn hóa phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các văn hóa Hy-La và Kitô giáo.[2]

Văn hóa phương Tây được đặc trưng bởi một loạt các chủ đề và truyền thống nghệ thuật, triết học, văn học và pháp lý; di sản của nhiều dân tộc châu Âu. Kitô giáo, bao gồm Giáo hội Công giáo,[3][4][5] Tin lành[6][7] và Chính thống giáo,[8][9] cũng đã đóng một vai trò nổi bật trong việc hình thành nền văn minh phương Tây kể từ ít nhất thế kỷ thứ 4[10][11][12][13][14] cũng như Do Thái giáo (đặc biệt là Do Thái giáo Hy Lạp và Kitô giáo Do Thái).[15][16][17][18] Ý niệm về "phương Tây" có từ thời Đế quốc La Mã khi hình thành sự khác biệt Đông phương Hy Lạp và Tây phương Latinh.

Một nền tảng của tư tưởng phương Tây, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại và tiếp tục qua thời Trung cổ và Phục hưng, là ý tưởng của chủ nghĩa duy lý trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là tôn giáo, được phát triển bởi triết học Hy Lạp, chủ nghĩa kinh viện và chủ nghĩa nhân văn. Giáo hội Công giáo trong nhiều thế kỷ là trung tâm của sự phát triển các giá trị, ý tưởng, khoa học, luật pháp và thể chế cấu thành nền văn minh phương Tây.[19][20] Chủ nghĩa kinh nghiệm sau đó đã đưa ra phương pháp khoa học trong cuộc cách mạng khoa học và Khai sáng.

Hy Lạp cổ đại được coi là nơi sản sinh ra nhiều yếu tố của văn hóa phương Tây, với hệ thống chính phủ dân chủ đầu tiên trên thế giới và những tiến bộ lớn trong triết học, khoa học và toán học. Hy Lạp được theo sau bởi Rome, nơi có những đóng góp quan trọng trong luật pháp, chính phủ, kỹ thuật và tổ chức chính trị.[21] Văn hóa phương Tây tiếp tục phát triển với sự Kitô giáo hóa châu Âu trong thời trung cổ và cải cách và hiện đại hóa được kích hoạt bởi thời Phục hưng. Giáo hội bảo tồn sự phát triển trí tuệ của thời cổ đại và là lý do nhiều người trong số họ vẫn còn được biết đến ngày nay.

Kitô giáo thời trung cổ đã tạo ra trường đại học hiện đại,[22][23] hệ thống bệnh viện,[24] kinh tế khoa học,[20][25] luật tự nhiên (sau này sẽ ảnh hưởng đến việc tạo ra luật quốc tế) [26] và nhiều sáng kiến khác trên khắp tất cả các lĩnh vực trí tuệ. Kitô giáo đã đóng một vai trò trong việc chấm dứt các tập quán phổ biến giữa các xã hội ngoại giáo, như sự hiến tế con người, chế độ nô lệ,[27] tục giết trẻ em và đa phu thê.[28]

Toàn cầu hóa bởi các đế chế thực dân châu Âu kế tiếp đã truyền bá lối sống châu Âu và phương pháp giáo dục châu Âu trên khắp thế giới giữa thế kỷ 16 và 20. văn hóa châu Âu phát triển với một phạm vi phức tạp của triết học, chủ nghĩa kinh viện thời trung cổ và chủ nghĩa huyền bí.[29] Tư duy hợp lý được phát triển qua một thời gian dài thay đổi và hình thành, với các thí nghiệm về Khai sáng và đột phá trong khoa học. Các khuynh hướng đã định nghĩa các xã hội phương Tây hiện đại bao gồm khái niệm đa nguyên chính trị, chủ nghĩa cá nhân, văn hóa nổi bật hoặc phản văn hóa (như các phong trào Thời đại mới) và gia tăng chủ nghĩa đồng bộ văn hóa do toàn cầu hóa và di cư của con người.