Học Trung Cấp Lý Luận Chính Trị Hệ Không Tập Trung

Học Trung Cấp Lý Luận Chính Trị Hệ Không Tập Trung

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Chuyên ngành Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3334/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Trình độ đào tạo                : Đại học

Ngành đào tạo                   : Quan hệ quốc tế

Mã ngành                          : 52 31 02 06

Chuyên ngành                   : Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế

Loại hình đào tạo               : Chính quy

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, ngành Quan hệ quốc tế có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm đương các công việc quan hệ đối ngoại, truyền thông quốc tế phù hợp tại các Bộ, Ban, ngành trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và các doanh nghiệp; các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; nghiên cứu về quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo; hoặc thực hiện các chức trách đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản, hệ thống kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ quan hệ quốc tế, truyền thông quốc tế; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học.

Có hiểu biết cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại và quan hệ quốc tế. Có hiểu biết nhất định về những quan điểm, tư tưởng khác nhau và cách thức, phương pháp đấu tranh với quan điểm sai trái đi ngược lại lợi ích dân tộc.

Có kiến thức văn hóa tổng hợp, kiến thức về các khoa học xã hội và nhân văn, về đất nước và con người Việt Nam, về lịch sử, truyền thống, tâm lý, văn hóa dân tộc.

Có kiến thức cơ bản, hệ thống về quan hệ quốc tế: lịch sử quan hệ quốc tế; lý luận quan hệ quốc tế; bản chất, nội dung, hình thức các mối quan hệ quốc tế; các vấn đề cơ bản trong quan hệ quốc tế. Có kiến thức vững vàng về đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam và các nước trên thế giới, ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao.

Có kiến thức sâu sắc về quan hệ chính trị quốc tế, truyền thông quốc tế, đối ngoại công chúng, các tổ chức, phong trào chính trị xã hội quốc tế, kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế. Có kiến thức cơ bản về thông tin đối ngoại, quan hệ công chúng, về báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng.

Có những kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ nghiệp vụ đối ngoại như giao tiếp, ứng xử, đàm phán, phát ngôn đối ngoại. Có thể triển khai và thực hiện các hoạt động đối ngoại như xây dựng kế hoạch đối ngoại, nghiệp vụ văn phòng đối ngoại. Biết cách tổ chức, quản lý, giám sát, tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về đối ngoại và hợp tác quốc tế, Biết cách sử dụng, quan hệ với các phương tiện truyền thông đại chúng trong hoạt động đối ngoại.

- Phẩm chất chính trị và đạo đức

+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Trung thực và thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị, lời nói đi đôi với việc làm. Có quan điểm quần chúng đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác, có tình yêu nghề nghiệp.

- Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Đảm đương các công việc quan hệ đối ngoại và truyền thông quốc tế phù hợp tại các Bộ, Ban, ngành trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và các doanh nghiệp; các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo; hoặc thực hiện các chức trách đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản, hệ thống kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ quan hệ quốc tế, đối ngoại, thông tin đối ngoại, báo chí, truyền thông quốc tế; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học.

Người học cần đạt trình độ ngoại ngữ B2 khung châu Âu (tương đương 500 điểm TOEIC hoặc 510 điểm TOEFL hoặc 5.0 điểm IELTS).

Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh: Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học bổ túc trở lên;

- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

- Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đối tượng là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo. điều kiện tốt nghiệp:

Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27  tháng 12  năm  2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 của Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT.

6. Thang điểm: Điểmđánhgiábộphậnvàđiểmthikếtthúchọcphầnđượcchấmtheo thang điểm 10 (từ 0 đến 10). làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

7.1. Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 130 tín chỉ trong đó:

Khối kiến thức giáo dục đại cương

- Khoa học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

- Kiến thức ngành và chuyên ngành

- Khóa luận/các học phần thay thế khóa luận

Khối kiến thức giáo dục đại cương

Khoa học Mác– Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Thể chế chính trị thế giới đương đại

Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Chính sách đối ngoại của một số nước trên thế giới

Ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao

Các phong trào chính trị xã hội quốc tế

Nghe– nói tiếng Anh chuyên ngành (1)

Đọc – viết tiếng Anh chuyên ngành (1)

Nghe– nói tiếng Anh chuyên ngành (2)

Đọc – viết tiếng Anh chuyên ngành (2)

Nghe– nói tiếng Anh chuyên ngành (3)

Đọc– viết tiếng Anh chuyên ngành (3)

Nghệ thuật phát biểu và phát ngôn đối ngoại

Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông quốc tế

Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế

Các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp

Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế

Biên dịch tiếng Anh chuyên ngành

“ Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội là trung tâm đào tạo uy tín, là đối tác tin cậy của hiệp hội. Hàng năm trường đã cung cấp rất nhiều sinh viên xuất sắc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn cho các doanh nghiệp của hội”