Dịch Thuật Và Công Chứng Tiếng Anh Là Gì

Dịch Thuật Và Công Chứng Tiếng Anh Là Gì

Trước đây, Luật công chứng năm 2014 quy định việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.

Tại sao phải dịch thuật công chứng?

Mục đích của việc dịch thuật công chứng là nhằm đảm bảo tính chính xác của nội dung cũng như tạo tính pháp lý cho hồ sơ khi phục vụ các mục đích sau: hồ sơ dùng để xin visa, nộp hồ sơ công chứng xin định cư,hoàn thiện hồ sơ xin con nuôi, hồ sơ kết hôn, thực hiện giao dịch giữa doanh nghiệp của Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài và ngược lại, hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép dự án tại Việt Nam của Doanh nghiệp nước ngoài… VV

Dịch thuật công chứng hồ sơ là bắt buộc để hoàn thành hồ sơ xin VISA xuất ngoai

Một số giao dịch, hồ sơ bắt buộc phải dịch thuật công chứng. Dù không có quy định thì hồ sơ dịch thuật công chứng cũng có độ tin tưởng cao hơn. Bởi lẽ, được quy định và giám sát bởi nhà nước.

Muốn dịch thuật công chứng được, tài liệu phải có chữ ký và con dấu. Trường hợp tài liệu có nhiều trang phải đóng dấu giáp lai. Với tài liệu của các quốc gia không sử dụng con dấu thì chỉ cần chữ ký. Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp. Trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó.

Sự khác nhau giữa chứng thực nội dung và dịch thuật công chứng

Rất nhiều khách hàng còn mơ hồ về hai loại hình này, trong bài viết này chúng tôi xin được giải thích như sau

– Chứng thực nội dung dịch thuật bởi công ty dịch thuật: đối với các hồ sơ mà không có dấu của cơ quan phát hành tài liệu ví dụ như email, bản viết tay, các bài PR sản phẩm …vv thì việc chứng thực nội dung dịch thuật (có đóng dấu của công ty dịch thuật) là phù hợp cho hình thức này

– Dịch thuật công chứng: Yêu cầu cơ bản nhất của dịch vụ là tài liệu được dịch thuật công chứng phải có con dấu của cơ quan phát hành. Nếu tài liệu không có con dấu của cơ quan phát hành (ví dụ hồ sơ, bằng cấp của nước ngoài chỉ có chữ ký) thì việc hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu trước khi dịch thuật công chứng là điều bắt buộc (xem thêm tại đây)

Như đã nói ở trên, hồ sơ dịch thuật công chứng là nhằm đảm bảo tính pháp lý khi phục vụ các mục đích mà yêu cầu dịch thuật công chứng là bắt buộc.

Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện (hoặc là phòng công chứng hoặc là phòng tư pháp từ cấp Quận, Huyện trở lên). Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Hồ sơ khi dịch thuật công chứng sẽ gồm: Bản dịch + lời chứng + bản sao hồ sơ gốc. Ba thành phần này được đóng lại thành một bộ, được đóng dấu đỏ vào chữ ký của công chứng viên + một dấu giáp lai hồ sơ để khóa nội dung.  Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải;

Bản dịch công chứng dù thực hiện ở đâu cũng sẽ có giá trị pháp lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam, thời hạn pháp lý là 06 tháng theo Luật Công chứng 2014 (hiệu lực từ 1/1/2015)

Dịch thuật công chứng là gì?

Dịch thuật công chứng là một công việc “ngách” trong nhóm công việc về dịch thuật. Với công việc này, người lao động sẽ dịch ngôn ngữ tiếng Việt trong tài liệu sang ngôn ngữ khác hoặc ngược lại. Các văn bản được dịch thuật phải có công chứng của cơ quan hay tổ chức. Đối với những tài liệu sau khi được dịch thuật sẽ được đem đến Phòng tư pháp nhà nước để chứng thực công chứng bản dịch có sát với nội dung bản gốc.

Trên bản dịch phải có chữ ký của người chịu trách nhiệm thực hiện, chữ ký này trước đó đã được niêm yết công khai tại Phòng Tư Pháp. Theo bộ luật quy định, người dịch thuật phải là cộng tác viên có chứng chỉ hành nghề, tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ.

Tại sao bạn nên chọn dịch vụ dịch thuật công chứng của chúng tôi?

– Công ty dịch thuật, phiên dịch Sài Gòn có khả năng thuật công chứng tại Sài Gòn > 10 ngôn ngữ thông dụng, với 50 chuyên ngành khác nhau: tiếng Anh, tiếng Trung(tiếng Hoa), tiếng Hàn quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Thụy Điển, tiếng Séc, tiếng La tinh, tiếng Hà Lan, tiếng Ả rập…vv

– Mối quan hệ đặc biệt sâu sắc với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

– Xử lý đa dạng các loại hồ sơ, giấy tờ có tính pháp lý khác nhau như:

1. Hồ sơ cá nhân, hộ tịch, Học bạ, Văn bằng, Chứng chỉ, Khai sinh, Giấy phép lái xe, Đăng ký kết hôn, giấy ly hôn, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Lý lịch tư pháp…

2. Hồ sơ tổ chức, doanh nghiệp: Hồ sơ đấu thầu, Hợp đồng thương mại, Báo cáo tài chính doanh nghiệp, Đăng ký kinh doanh, Hồ sơ luật…

Hơn 99.5% khách hàng hài lòng và tin tưởng sử dụng dịch vụ thường xuyên hàng năm.

– Hơn 99.5% khách hàng hài lòng và tin tưởng sử dụng dịch vụ thường xuyên hàng năm.

– Quy trình thực hiện khép kín, quản lý chuyên nghiệp giúp Khách hàng nhận kết quả hồ sơ sớm nhất đúng như cam kết.

– Tư vấn và hỗ trợ khách hàng nhanh nhất: trực tiếp qua điện thoại, email, tại văn phòng , phản hồi chậm nhất trong vòng 15 phút kể từ khi Khách hàng liên hệ.

Học ngành gì để làm dịch thuật công chứng?

Sau khi hiểu rõ dịch thuật công chứng là gì, nhiều bạn học sinh sẽ tìm hiểu thêm công việc này cần học những ngành nào và trường nào đào tạo chất lượng.

Để làm được dịch thuật công chứng, bạn nên tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến ngoại ngữ. Sau khi học ngành này, bạn sẽ có kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, pháp luật và kỹ năng dịch thuật. Tại Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh, đây là một trong những ngành học thế mạnh của trường và thuộc chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định từ Trung tâm kiểm định ĐHQG TP.HCM.

Sinh viên khi học các ngành ngoại ngữ tại đây sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về ngành học kết hợp cùng với kỹ năng sử dụng ngoại ngữ. Sau khi có kiến thức đại cương về ngành dịch thuật, người học sẽ được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp song song với ngoại ngữ chuyên ngành.

Bên cạnh việc học lý thuyết trên lớp, sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm tham gia các hoạt động bổ ích do nhà trường tổ chức. Các hoạt động nhằm giúp sinh viên có thêm kiến thức không chỉ ngành mình học mà còn kiến thức xã hội và kỹ năng mềm. Không những vậy, sinh viên sẽ được   học với đội ngũ giảng viên giỏi, có năng lực chuyên môn cao tốt nghiệp từ các trường đại học trong hoặc ngoài nước.

Cơ hội việc làm ngành dịch thuật công chứng

Với xu thế hội nhập giữa các nước trên thế giới, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến hợp tác và tham gia vào các tổ chức quốc tế. Điều này cho thấy rằng, dịch thuật công chứng là ngành nghề có cơ hội việc làm rất lớn và rộng mở.

Những bạn sau khi tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ nếu có định hướng theo ngành dịch thuật thì sẽ nhanh chóng phát triển sự nghiệp và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Bạn có thể làm ở những vị trí như phiên dịch viên tại các tổ chức chức trong và ngoài nước, công ty lữ hành, đài truyền hình hoặc những công ty đa quốc gia.