Chương trình Công nghệ thông tin Việt - Nhật phối hợp chặt chẽ với các đối tác, doanh nghiệp đến từ Nhật Bản với mục tiêu đào tạo các kỹ sư CNTT định hướng theo chuẩn kỹ năng CNTT Nhật Bản (ITSS) - tiêu chuẩn khắt khe được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Sinh viên sẽ được đào tạo trực tiếp bởi các chuyên gia từ doanh nghiệp Nhật Bản, tham gia thực tập và thực chiến với các dự án lớn.
Các hình thức đào tạo đối với ngành công nghệ thông tin
Ngành công nghệ thông tin có 2 hình thức đào tạo bậc cử nhân là đào tạo chính quy và đào tạo từ xa. Với mỗi hình thức đào tạo thì đều có ưu và nhược điểm riêng. Xong, về bằng cấp thì hai loại bằng trên đều có giá trị tương đương với nhau và đều được pháp luật công nhận.
Hiện nay, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang mở Chương trình đào tạo từ xa đối với ngành công nghệ thông tin. Học viện được biết đến là một trong những trường đại học nổi tiếng, thuộc top đầu lĩnh vực giảng dạy về công nghệ.
Khi theo học ngành công nghệ thông tin của Chương trình đào tạo từ xa – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, bạn sẽ nhận được các lợi ích như:
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin của Chương trình đào tạo từ xa – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, hãy truy cập vào :
Trên đây là những thông tin về ngành công nghệ thông tin học mấy năm và những thứ liên quan. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ tìm được cho mình một địa chỉ học tập uy tín và phù hợp.
Cấu trúc chương trình các chuyên ngành (Tiến trình học tập theo học chế tín chỉ )
Vị trí công việc chính của sinh viên sau khi ra trường bao gồm:
Học phí sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số tín chỉ mà sinh viên đăng ký trong học kỳ. Thời gian đóng học phí là 1 tháng kể từ khi có thông báo của nhà trường. Sinh viên sẽ thực hiện đóng học phí theo quy định mà Học viện ban hành; Học phí năm học 2024-2025 (dự kiến): 1.000.000đ/tín chỉ. Ghi chú: - Thời gian hoàn thành chương trình sẽ phụ thuộc vào số lượng môn học sinh viên lựa chọn học trong một học kỳ. - Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Mức học phí được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng đào tạo và đảm bảo tỷ lệ tăng không quá 15%/năm (theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Là người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển (đạt các yêu cầu đầu vào) trong kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy với Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00 – khối A); hoặc Toán, Lý, Anh văn (A01 – khối A1) hoặc các phương án xét tuyển riêng của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Ngành công nghệ thông tin là một ngành học tư duy và sáng tạo, hấp dẫn với nhiều bạn trẻ yêu thích với công nghệ. Nếu như bạn đang có tìm hiểu và định hướng theo đuổi ngành học này thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về ngành công nghệ thông tin.
Ngành công nghệ thông tin học mấy năm?
Học ngành công nghệ thông tin mấy năm là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về ngành này. Hiện nay, tại các trường đại học có ngành công nghệ thông tin, thời gian đào tạo trung bình là từ 4,5 đến 5 năm. Thời gian này bao gồm 1,5 năm đào tạo các kiến thức đại cương, 3,5 năm đào tạo các kiến thức chuyên môn của ngành và 6 tháng đi thực tập và làm khoá luận tốt nghiệp.
Cơ hội việc làm đối với sinh viên công nghệ thông tin
Đối với các cử nhân ngành công nghệ thông tin có rất nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp và công ty đang có nhu cầu tuyển dụng cao đối với nhân sự ngành này. Khi ra trường, bạn có thể dễ dàng trở thành một lập trình viên công nghệ, một kỹ sư phần mềm, một quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu hoặc một giám đốc điều hành kỹ thuật tại các phòng kỹ thuật của các công ty.
Ngành công nghệ thông tin đào tạo cái gì?
Khi trở thành sinh viên ngành công nghệ thông tin, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức đại cương như triết học Mác Lê Nin, đường lối cách mạng, tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Những kiến thức đại cương này là khối kiến thức bắt buộc dành cho tất cả các ngành học của đại học.
Sau đó, bạn sẽ được học các kiến thức chuyên sâu của ngành công nghệ thông tin như kiến thức về công nghệ máy tính, hệ thống phần mềm, mạng máy tính, kỹ thuật máy tính, … Ngoài ra, bạn còn được giảng dạy về các lý thuyết xây dựng và vận hành các phần cứng của một hệ thống máy tính và cài đặt, sử dụng các ứng dụng phần mềm.
Không chỉ vậy, bạn còn được đào tạo về các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, tin học văn phòng và kỹ năng lãnh đạo. Đây là những kỹ năng cơ bản nhưng rất quan trọng khi đi làm tại các công ty, doanh nghiệp lớn.
Ngoài ra, sau khi bạn hoàn thành các chương trình học tập chuyên sâu, bạn sẽ có cơ hội đi thực tập tại các vị trí liên quan tới công nghệ thông tin để trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc. Cuối cùng, trước khi ra trường, bạn cần phải làm các đề tài tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp để đạt đủ điều kiện nhận bằng ra trường.