Trong quá trình giao nhận hàng hóa, trên hóa đơn kê khai bao giờ cũng có thêm phí vận chuyển. Vận chi phí vận chuyển có tính thuế không? Để giải đáp được vấn đề này, người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cần nắm rõ các loại chi phí vận chuyển, cũng như những quy định về thuế suất liên quan. Hãy cùng 247Express tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
CHI PHÍ VẬN CHUYỂN CÓ TÍNH THUẾ KHÔNG?
Vậy, chi phí vận chuyển có tính thuế không là thắc mắc của nhiều chủ shop online. Để giải đáp thắc mắc này, ta cần phân biệt hai trường hợp chính:
- Vận chuyển hàng hóa Quốc tế: Mức thuế áp dụng sẽ theo quy định tại từng Quốc gia và mô hình doanh nghiệp, Quý khách hàng có thể liên hệ 247Express để được tư vấn cụ thể nhất.
- Vận chuyển hàng hóa trong nước: Theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa nội địa áp dụng mức thuế GTGT là 8% (thuế suất sẽ thay đổi tùy vào thời điểm và quy định hiện hành).
Mức thuế suất dành riêng cho chi phí vận chuyển quốc tế và nội địa
Chính vì vậy, việc hợp tác với một đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp được hỗ trợ về logistics mà còn giảm thiểu các thủ tục phức tạp như kê khai và nộp thuế vận chuyển. Quá trình này sẽ được đơn vị vận chuyển đảm nhận, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức.
Bên cạnh đó, để kiểm soát chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý đến việc tuân thủ các quy định thuế vận chuyển cụ thể cho từng loại hàng hóa và khu vực vận chuyển. Đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật về thuế là bước quan trọng để tránh những rủi ro về mặt pháp lý và tài chính, đồng thời giúp quản lý chi phí một cách chính xác và hiệu quả.
Quy trình gửi hàng đi Nhật tại Lacco
Tùy theo loại hàng hóa và hình thức gửi hàng đi Nhật Bản của quý khách mà các đơn vị vận chuyển hàng đi Nhật Bản sẽ có quy trình vận chuyển tương ứng. Tuy nhiên, phần lớn hàng hóa đều áp dụng theo quy trình 5 bước sau:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin vận chuyển từ khách hàng
- Bước 2: Tư vấn, báo giá dịch vụ cho khách hàng dựa trên các yêu cầu và dịch vụ khách hàng cần hỗ trợ
- Bước 3: Tiếp nhận hàng hóa của khách, đóng gói hàng (nếu cần)
- Bước 4: Vận chuyển hàng đi Nhật theo tuyến đường, phương thức vận chuyển, thời gian đã được lên kế hoạch dưới sự xác nhận của chủ hàng
- Bước 5: Chuyển hàng đến điểm đích.
Nhưng với từng mặt hàng, quy trình vận chuyển cũng sẽ có thay đổi, ví dụ đây là Các bước xuất khẩu rau củ quả vào thị trường Nhật Bản.
Để nắm chi tiết hơn về quy trình gửi hàng đi Nhật tại Lacco đối với mặt hàng của bạn, hãy nhấc điện thoại và gọi đến hotline: 0906 23 5599 để chuyên viên tư vấn của Lacco chia sẻ chi tiết, chính xác nhất nhé.
Lacco nhận gửi hàng đi Nhật những mặt hàng nào?
Theo quy định về giao thương và các điều kiện khắt khe về hàng hóa, sản phẩm được gửi từ Việt Nam sang Nhật Bản, các mặt hàng được phép gửi hàng đi nhật gồm:
- Các loại máy móc, hàng điện tử: Điện thoại, máy tính, tai nghe, loa,…
- Các mặt hàng thời trang: Quần áo, váy vóc và các sản phẩm phụ kiện thời trang
- Các sản phẩm hàng gia dụng: Gồm các đồ dùng, dụng cụ phục vụ nhà bếp và một số hàng hóa phục vụ nhu cầu sống hằng ngày
- Các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ: Đây được xem là mặt hàng của Việt nam được thị trường Nhật và nhiều quốc gia khác trên thế giới ưa chuộng.
- Các mặt hàng thực phẩm: Gồm các mặt hàng đã qua chế biến, đồ ăn nhanh như các loại hải sản khô như mực, tôm, cá,..đồ ăn nhanh như mì, miến, phở, hủ tiếu,..các loại gia vị bếp, hoa quả, trái cây hay các loại hạt sấy khô.
- Thuốc và các sản phẩm thực phẩm chức năng: Đối với những sản phẩm này, nếu muốn gửi đi Nhật thì yêu cầu phải có đầy đủ các chứng thư như: kiểm định thực phẩm, giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các thủ tục khai báo.
- Trái cây và các sản phẩm hàng nông sản: Với các sản phẩm này yêu cầu phải đảm bảo về kiểm định chất lượng và các chứng thư liên quan theo yêu cầu của Nhật Bản. Các bạn muốn vận chuyển trái cây và hàng nông sản sang Nhật, có thể tham khảo thêm:
https://lacco.com.vn/news/142-Lam-the-nao-de-xuat-khau-hoa-qua-co-hat-di-Nhat-Ban
https://lacco.com.vn/news/126-Cac-buoc-xuat-khau-rau-cu-qua-vao-thi-truong-Nhat-Ban
Các loại mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp: Sữa rửa mặt, kem dưỡng da, son, phấn nền, bút kẻ mắt,… được sản xuất chính hãng, không chứa nước. Dụng cụ làm nail: Móng tay, móng chân, cọ, bột đá,… không chứa chất lỏng.
Văn phòng phẩm: Các sản phẩm Sách, vở, tài liệu, bút, cặp sách,… Trừ các sản phẩm có chứa nội dung phản động, đồi trụy,... gây ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục.
Những mặt hàng không được phép gửi đi Nhật Bản
Khi gửi hàng đi Nhật Bản, các bạn cũng cần lưu ý một số sản phẩm bị nghiêm cấm tuyệt đối vận chuyển hàng đi Nhật Bản gồm:
– Các mặt Vũ khí, đạn dược: Bạn không được phép vận chuyển súng, bom, mìn, đạn dược,… và các sản phẩm, loại đạo cụ có tính sát thương mạnh.
– Chất cấm: Pháp luật nghiêm cấm vận chuyển các sản phẩm nguy hiểm như axit, ma túy, chất gây nghiện,…
Khi phát hiện đơn vị hoặc cá nhân thực hiện vận chuyển các mặt hàng này sẽ bị xử phạt rất nặng.
Quy định thuế suất GTGT vận chuyển hàng hóa
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng có quy định như sau:
“Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
c) Doanh thu để tính thuế GTGT: là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.”
Xem thêm: Một số quy định mới về vận chuyển hàng hóa
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ VẬN CHUYỂN
Chi phí vận chuyển luôn là một trong những yếu tố quan trọng mà người đặt hàng và doanh nghiệp quan tâm. Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp thường tìm cách tối ưu hóa chi phí này. Một cước phí vận chuyển thấp thường được xem là chỉ báo về chất lượng dịch vụ của các cửa hàng kinh doanh. Dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển:
- Khoảng cách và địa điểm vận chuyển: Chi phí vận chuyển phụ thuộc vào khoảng cách từ điểm gửi đến điểm nhận. Khoảng cách càng xa, chi phí càng tăng do đơn giá tính theo từng km.
- Loại, trọng lượng và số lượng hàng hóa: Tính chất và trọng lượng của hàng hóa đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí. Hàng hóa dễ vỡ hoặc có nguy cơ hư hỏng cao do thời tiết hoặc vận chuyển xa thường có chi phí cao hơn. Ngoài ra, việc gửi hàng theo lô lớn hoặc từng đơn hàng nhỏ lẻ cũng có thể thay đổi cước phí.
- Thời gian giao hàng và dịch vụ ưu đãi: Các hình thức giao hàng khác nhau như chuyển phát nhanh, chuyển phát nhanh tiết kiệm hay chyển phát đường bộ sẽ có mức chi phí khác nhau. Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng dài hạn với đơn vị vận chuyển, các doanh nghiệp có thể được hưởng chiết khấu, giúp giảm bớt tổng chi phí vận chuyển.
Do đó, để tối ưu hóa chi phí vận chuyển, các doanh nghiệp nên xem xét kỹ lưỡng các yếu tố này và lựa chọn dịch vụ vận chuyển phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình.